Lành mạnh hóa thị trường tín dụng
Đại diện Vietinbank tặng xe cứu thương cho Bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). - Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xây dựng thị trường tín dụng công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các giải pháp quản lý chặt chẽ các dòng vốn, tính thanh khoản. Tuy nhiên, trên thị trường vài tháng qua, đã xuất hiện hàng loạt vụ vỡ nợ do tín dụng "đen". Bài viết của tiến sĩ PHẠM HUY HÙNG, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietinbank, góp thêm tiếng nói cảnh báo tình trạng tín dụng "đen".Tín dụng "đen" là tín dụng nằm ngoài khuôn khổ luật pháp, áp dụng lãi suất quá 10 lần so với lãi suất lưu hành của Nhà nước, tức 140%/năm trở lên (theo Bộ luật Hình sự). Tín dụng "đen" có khắp nơi trên thế giới, nhưng có đặc điểm là không phổ biến và tính chất cũng khác nhau. Ở Việt Nam tín dụng "đen" bùng phát, vỡ nợ với số tiền lớn, đặc biệt trong điều kiện lạm phát cao, NHNN sử dụng chính sách...
Đại diện Vietinbank tặng xe cứu thương cho Bệnh viện đa khoa huyện Võ Nhai (Thái Nguyên). |
– Thực hiện chủ trương của Chính phủ về xây dựng thị trường tín dụng công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế – xã hội. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có các giải pháp quản lý chặt chẽ các dòng vốn, tính thanh khoản. Tuy nhiên, trên thị trường vài tháng qua, đã xuất hiện hàng loạt vụ vỡ nợ do tín dụng “đen”. Bài viết của tiến sĩ PHẠM HUY HÙNG, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Vietinbank, góp thêm tiếng nói cảnh báo tình trạng tín dụng “đen”.
Tín dụng “đen” là tín dụng nằm ngoài khuôn khổ luật pháp, áp dụng lãi suất quá 10 lần so với lãi suất lưu hành của Nhà nước, tức 140%/năm trở lên (theo Bộ luật Hình sự). Tín dụng “đen” có khắp nơi trên thế giới, nhưng có đặc điểm là không phổ biến và tính chất cũng khác nhau. Ở Việt Nam tín dụng “đen” bùng phát, vỡ nợ với số tiền lớn, đặc biệt trong điều kiện lạm phát cao, NHNN sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế cung tiền.
Nạn nhân của tín dụng “đen” rất đa dạng, kể cả người giàu có, người nghèo khó, cả người có nghề và không nghề nghiệp. Thế nên, tín dụng “đen” mới gây ra hậu quả rất lớn cho xã hội.
Những biểu hiện của tín dụng “đen”
Lãi suất huy động và cho vay rất cao, rất linh hoạt, dựa trên thỏa thuận và không cần tuân theo bất cứ văn bản nào, từ lãi suất “hữu nghị” chỉ 0,15% một ngày, tương ứng 4,5% một tháng, 54% một năm cho các khoản vay ngắn hạn từ năm ngoái, hiện đã lên tới 10.000 đồng/triệu đồng/ngày, tương đương với 30%/tháng và 360%/năm. Cá biệt, tại Hà Nội, gần đây có hiện tượng cho vay với lãi suất 30 đến 40%/tháng (360 đến 480%/năm). Thủ tục thì vô cùng đơn giản so với các hoạt động tín dụng ngân hàng chính thức, (chỉ cần một CMND và có địa chỉ nhà, đất; thậm chí khả năng tín chấp luôn mở rộng cho những khách quen…).
Với người cố tình lừa đảo thì thường lãi suất cao, trả lãi đều, uy tín trong thời gian đầu, đủ để người cho vay “tin”. Hỗ trợ cho những chiêu cố ý chiếm đoạt này, nhiều kẻ trong các tổ chức tín dụng “đen” còn phô trương thanh thế bằng những chiêu khuyến mãi, từ thiện… khiến người cho vay choáng ngợp trước tiền của, tài năng cùng uy tín của kẻ chủ mưu lừa đảo.
Về nguyên tắc, hoạt động tín dụng “đen” thường diễn ra ngầm, giữa các cá nhân với nhau, không qua tổ chức và thủ tục chính thức nào, nên rất khó để xử lý, trừ khi những đối tượng này có đơn trình báo đến cơ quan chức năng. Mặt khác, những vấn đề giữa người đi vay và cho vay tín dụng “đen” thuộc tranh chấp dân sự, nên cũng khó để cơ quan thanh tra ngân hàng có chế tài can thiệp. Còn nếu xét đây là quan hệ pháp luật, thì cơ quan quản lý không phải là thanh tra ngân hàng…
Nguyên nhân
Từ phía cầu: Do nhu cầu khẩn cấp: phải trả do kinh doanh chứng khoán và nhà đất rớt giá; hay cần vốn để kinh doanh mà họ cho rằng đã nắm chắc phần thắng “trong tầm tay” trong khi thủ tục và điều kiện vay của ngân hàng rất chặt chẽ, khiến họ không thể tiếp cận được, khi không thuyết phục được về mục đích và khả năng chi trả các khoản vay đúng hạn, cũng như không đủ kiên nhẫn chờ thủ tục thẩm định cần thiết của bên cho vay. (Chẳng hạn, các doanh nghiệp siêu nhỏ, không có giấy phép kinh doanh, khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, không đủ chuẩn để vay ở ngân hàng thương mại. Tiếp theo là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rồi đến doanh nghiệp lớn có hiệu suất đầu tư thấp. Một lượng cầu lớn nữa là vay để cho người khác vay, để chơi hụi, để cờ bạc, cá độ…).
Vấn đề nằm ở chỗ, động cơ vay tín dụng đen thường có ba loại:
Cố tình đi lừa, không có ý định lừa nhưng vì đầu tư vào ngành nghề rủi ro cao nên đã bị phá sản, đổ bể. Vì đã bị đổ bể nên tiếp tục đi lừa người khác để mong hoàn lại được số tiền đã mất. Ngân hàng phải thắt chặt tín dụng, do các thể nhân, pháp nhân đầu tư vào các ngành nghề có độ rủi ro cao mà ngân hàng hạn chế cho vay.
Từ phía cung: Vốn từ ngân hàng và từ các thị trường chính thống chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu lại chưa hợp lý nên “nơi thừa, nơi thiếu”. Một số cá nhân có vốn lớn nhưng không gửi vào ngân hàng mà muốn trực tiếp cho vay để hưởng lãi cao; một số người dựa trên những quan hệ sẵn có làm trung gian thu gom vốn từ dân để hưởng hoa hồng, còn người dân thì do hám lời, nên đã thu gom tài sản, thậm chí cầm cố vay mượn người thân cho vay để hưởng lãi cao.
Từ cơ chế, chính sách: Do còn kẽ hở về pháp lý trong kinh doanh tiền tệ (theo quy định tại Điều 163 thì chỉ khi cho vay với lãi suất gấp 10 lần lãi suất cao nhất do NHNN quy định và phải có tính chất chuyên bóc lột thì mới bị truy tố, nhưng hình phạt cũng thuộc loại nhẹ nhất trong số các loại tội phạm của Bộ luật Hình sự. Nếu căn cứ theo quy định này, hiện nay chỉ khi cho vay với lãi suất lên tới 140%/năm thì mới bị xử lý hình sự, trong khi thực tế rất hiếm có mức lãi suất nào cao như vậy. Mặt khác, việc chứng minh “có tính chất chuyên bóc lột” cũng không đơn giản… Vì thế mà hơn chục năm qua, Hà Nội cũng chỉ xử lý hình sự có một vụ cho vay nặng lãi, nhưng trong đó có dính dáng yếu tố xã hội “đen” nên mới bị phanh phui).
Ngoài quy định của Bộ luật Hình sự, đến nay cũng chưa hề có văn bản nào quy định xử phạt hành chính các đối tượng cho vay nặng lãi hoặc huy động vốn với lãi suất cao. Ngay cả Nghị định 202/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và Nghị định 95/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 202 cũng không áp dụng cho đối tượng là cá nhân cho vay nặng lãi hay huy động vốn lãi suất cao.
Các cơ quan quản lý nhà nước trong khi theo đuổi những mục tiêu vĩ mô, các ngân hàng vì sự an toàn của chính mình và hệ thống, vô tình hay cố ý đã tạo sự ngăn cách người dân, doanh nghiệp với các dòng tín dụng chính thức, đã tạo khoảng trống cho sự tồn tại của tín dụng “đen”
Can thiệp của Nhà nước chưa hiệu quả, việc xử lý chưa nghiêm nên không đủ sức ngăn chặn, chưa đủ sức răn đe nên tình trạng huy động và cho vay nặng lãi vẫn diễn ra và ngày càng rộng, nhất là khi ngân hàng thắt chặt tín dụng. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với quốc gia mà vốn trong dân có nhiều như ở Việt Nam.
Các giải pháp ngăn chặn
Có thể thấy, tín dụng “đen” bùng phát như hiện nay ngoài lỗi của người cho vay, người đi vay thì có phần trách nhiệm trong điều hành và sự mất cân đối cung cầu vốn trong nền kinh tế. Lãi suất tín dụng của ngân hàng quá cao, vượt quá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, đến hạn trả nợ, doanh nghiệp phải vay tín dụng đen để đáo hạn nợ ngân hàng. Vì vậy, để hạn chế tín dụng “đen” cần:
1- Rà soát lại các văn bản pháp lý về kinh doanh tiền, nhanh chóng bổ sung những lỗ hổng về pháp lý, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh tiền của các tổ chức tín dụng, kể cả các dạng biến tướng dưới các hình thức…xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm quy định kinh doanh tiền tệ của NHNN.
2- Tạo điều kiện khơi thông nguồn vốn đến nơi người dân cần vốn về mặt thời gian; phát triển các tổ chức tài chính quy mô nhỏ để người dân ở mọi miền đất nước tiếp cận được tín dụng chính thức khi có nhu cầu về vốn.
3- Tuyên truyền về hậu quả của tín dụng đen giúp người dân hiểu biết hơn và họ biết sợ, không gửi niềm tin vào những kẻ lừa đảo dưới bất cứ hình thức nào.
4- Các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý nghiêm minh các hành vi cưỡng đoạt tài sản bằng tín dụng “đen”.
5- Nâng cao năng lực của các tổ chức tín dụng đáp ứng yêu cầu nguồn cung cho sản xuất, kinh doanh của các đơn vị, tổ chức, cá nhân. Từng bước ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ thị trường tín dụng “đen” và các tổ chức, cá nhân đang hành nghề: tín dụng “đen”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()