Lãnh đạo Pháp, Mỹ khẳng định ưu tiên giải quyết khủng hoảng kinh tế
Trong lần gặp gỡ lần đầu tiên ngày 18/5 tại Oasinhtơn, hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Pháp nhất trí rằng việc quản lý cuộc khủng hoảng nợ Khu vực đồng ơrô (Eurozone) có ý nghĩa quan trọng đối với sự lành mạnh của nền tài chính toàn cầu.Phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm với tân Tổng thống Pháp Phrăngxoa Ôlăngđơ (Francois Hollande), tại Phòng Bầu Dục, Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) nói rằng G-8 nên tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng bên cạnh thực hiện các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách ở Châu Âu nhằm giúp làm dịu cuộc khủng hoảng tại khu vực ơrô. Tổng thống Ôbama nhấn mạnh ông trông đợi vào các cuộc thảo luận có kết quả tại Hội nghị G-8 khai mạc vào cuối ngày 18/5 ở Trại David với các nhà lãnh đạo khác về những biện pháp để "củng cố hoạt động tài chính bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng”.Về phần mình, Tổng thống Ôlăngđơ tái khẳng định quan điểm cần cân nhắc lại một hiệp ước cắt giảm chi tiêu ngân sách của Châu Âu, nhưng ông cũng...
Trong lần gặp gỡ lần đầu tiên ngày 18/5 tại Oasinhtơn, hai nhà lãnh đạo của Mỹ và Pháp nhất trí rằng việc quản lý cuộc khủng hoảng nợ Khu vực đồng ơrô (Eurozone) có ý nghĩa quan trọng đối với sự lành mạnh của nền tài chính toàn cầu.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm với tân Tổng thống Pháp Phrăngxoa Ôlăngđơ (Francois Hollande), tại Phòng Bầu Dục, Tổng thống Mỹ Barắc Ôbama (Barack Obama) nói rằng G-8 nên tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng bên cạnh thực hiện các biện pháp cắt giảm thâm hụt ngân sách ở Châu Âu nhằm giúp làm dịu cuộc khủng hoảng tại khu vực ơrô. Tổng thống Ôbama nhấn mạnh ông trông đợi vào các cuộc thảo luận có kết quả tại Hội nghị G-8 khai mạc vào cuối ngày 18/5 ở Trại David với các nhà lãnh đạo khác về những biện pháp để “củng cố hoạt động tài chính bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng”.
Về phần mình, Tổng thống Ôlăngđơ tái khẳng định quan điểm cần cân nhắc lại một hiệp ước cắt giảm chi tiêu ngân sách của Châu Âu, nhưng ông cũng sẽ cố gắng thuyết phục ông Ôbama và các nhà lãnh đạo khác tại hội nghị G-8 rằng lập trường của ông sẽ không gửi đi một tín hiệu xấu về cuộc khủng hoảng nợ này. Ông cho biết hai nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ đều nhất trí rằng Hy Lạp phải tiếp tục là thành viên của Eurozone và các nền kinh tế lớn của thế giới phải làm tất cả để đảm bảo điều đó.
Trước đó, cũng trong cuộc gặp tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Ôlăngđơ tuyên bố Pháp sẽ rút các lực lượng chiến đấu khỏi Ápganixtan vào cuối năm nay, sớm hơn hai năm so với kế hoạch của Mỹ. Ông Ôlăngđơ cho biết Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ Ápganixtan theo “một hình thức khác”. Giới phân tích cho rằng 3.300 binh sĩ Pháp tại Ápganixtan sẽ rút khỏi vai trò chiến đấu sớm hơn kế hoạch, nhưng sẽ duy trì một số hiện diện tại nước này trong một vai trò khác. Các cố vấn chính sách đối ngoại của ông Ôlăngđơ cho rằng điều này có thể nghĩa là các cố vấn hoặc các chuyên gia huấn luyện cho các lực lượng Ápganixtan của Pháp sẽ tiếp tục ở lại nước này sau khi lực lượng chiến đấu rút đi.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()