Lạng Sơn xây dựng khu Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia
* Đến năm 2015, Hải Phòng có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mớiTỉnh ủy Lạng Sơn vừa ban hành Nghị quyết: về phát triển khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia.Tỉnh đưa ra mục tiêu: đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng du lịch khu vực Mẫu Sơn đạt các tiêu chí là điểm du lịch quốc gia, là một trung tâm du lịch của tỉnh, có mối liên kết chặt chẽ với các điểm du lịch vùng đông bắc. Theo đó, tỉnh đưa ra các giải pháp: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Mẫu Sơn với quy mô 10.000 ha; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường; Tổ chức điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sơ các di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc của cư dân Mẫu Sơn... Nâng cấp tuyến đường chính từ quốc lộ 4B đến trung tâm khu vực Mẫu...
* Đến năm 2015, Hải Phòng có 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
Tỉnh ủy Lạng Sơn vừa ban hành Nghị quyết: về phát triển khu vực Mẫu Sơn thành điểm du lịch quốc gia.
Tỉnh đưa ra mục tiêu: đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, phấn đấu đến năm 2020 xây dựng du lịch khu vực Mẫu Sơn đạt các tiêu chí là điểm du lịch quốc gia, là một trung tâm du lịch của tỉnh, có mối liên kết chặt chẽ với các điểm du lịch vùng đông bắc. Theo đó, tỉnh đưa ra các giải pháp: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch khu vực Mẫu Sơn với quy mô 10.000 ha; xây dựng phương án quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường; Tổ chức điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sơ các di tích lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán đặc sắc của cư dân Mẫu Sơn… Nâng cấp tuyến đường chính từ quốc lộ 4B đến trung tâm khu vực Mẫu Sơn; một số tuyến đường trong khu vực Mẫu Sơn và đến các vùng phụ cận; đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, tổ chức hệ thống xe buýt, xe chuyên dụng vận chuyển hành khách trong khu vực Mẫu Sơn; cải tạo, nâng cấp hệ thống điện, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống xử lý rác thải, nước thải; bảo vệ cảnh quan môi trường, thông tin…, phục chế, tôn tạo một số di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng… Huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư các cơ sở dịch vụ, nhất là các dịch vụ du lịch có lợi thế so sánh; hình thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn. Hỗ trợ dạy nghề, cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ mới để khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, phục vụ hoạt động du lịch; Quy hoạch, xây dựng một số làng, bản mới, bảo tồn các làng, bản truyền thống, xây dựng làng, bản văn hóa, theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bản địa; xây dựng và khai thác một số loại hình du lịch có tiềm năng như: Du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch thể thao mạo hiểm… Xây dựng và kết nối tua, tuyến du lịch khu vực Mẫu Sơn với các di tích, danh thắng, khu vực cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn với các điểm khu du lịch, các vùng chung quanh nhằm thu hút khách du lịch.
Thành ủy Hải Phòng lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn không ngừng cải thiện đời sống nông dân, sớm nghiên cứu có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, đẩy mạnh phát triển sản xuất, năng suất hiệu quả, cải thiện thu nhập và đời sống người dân nông thôn; tích cực ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, từng bước thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, nông thôn; chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý và tổ chức thực hiện; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình; huy động các nguồn lực với tổng mức đầu tư 14,8 nghìn tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có khoảng 60% huy động từ cộng đồng dân cư, tín dụng, doanh nghiệp…, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đáu sớm hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Ngay trong các tháng còn lại của năm 2012 và năm 2013, Hải Phòng triển khai thực hiện một số nhiệm vụ: quy hoạch và phát triển vùng sản xuất tập trung, cánh đồng mẫu lớn, hỗ trợ xây dựng các tuyến đường nội đồng bằng bê-tông; cơ giới hóa một số khâu làm đất, tưới tiêu, gieo trồng, thu hoạch, chế biến…; thực hiện thu gom, xử lý rác thải nông thôn, xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm bi-ô-ga; trồng cây xanh ven đường giao thông nông thôn; xây dựng thiết chế văn hóa trong cộng đồng dân cư.
Theo Nhandan
Ý kiến ()