Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, về cơ bản, Lạng Sơn vẫn là tỉnh nghèo, ngân sách dành cho các hoạt động về VSTA thực phẩm vẫn còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, do đặc điểm địa hình địa lý miền núi phức tạp nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, giám sát và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, do tuyến biên giới dài, nhiều đường mòn lối tắt nên tình hình nhập lậu đồng vật và sản phẩm động vật nói riêng, thực phẩm nói chung qua biên giới vẫn diễn ra phức tạp. Công tác chỉ đạo điều hành có nơi, có lúc chưa được thường xuyên, tích cực. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong công tác phòng chống dịch bệnh và tham gia đấu tranh ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa cao. Công tác phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng còn thiếu chặt chẽ, từ việc bắt giữ, xử lý, tiêu hủy đến bố trí phương tiện, bảo hộ. Ngoài ra, chế độ chính sách cho người thực hiện nhiệm vụ hiện vẫn còn bất cập, các quy định của pháp luật để xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép thực phẩm nhập lậu chưa đủ mạnh để răn đe.
LSO-Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới, có đường biên giới giáp với Trung Quốc dài 231km, có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia, 7 cặp chợ vùng biên, 5 huyện và 21 xã biên giới với nhiều đường mòn lối tắt. Do vậy, bên cạnh những yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội, những yếu tố nói trên cũng dễ làm gây truyền các bệnh dịch trong và ngoài nước, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhân dân nếu như không thực hiện tốt hệ thống thu thập thông tin và cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) nhập khẩu qua biên giới.
Đoàn liên ngành kiểm tra vệ sinh ATTP trên địa bàn TP Lạng Sơn
Theo Phó chi cục trưởng Chi cục VSAT thực phẩm Nông Quang Kỳ: hiện nay, con đường chính nhập khẩu thực phẩm từ Trung Quốc vào Việt Nam chủ yếu qua các cửa khẩu: Tân Thanh (Văn Lãng), Hữu Nghị- Ga Đồng Đăng (Cao Lộc) và cửa khẩu Chi Ma (Lộc Bình) với các mặt hàng chủ yếu như: rau, củ, quả, xúc xích thịt lợn, bánh, kẹo, xì dầu…Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn xảy ra hiện tượng vận chuyển các loại thực phẩm bao gói sẵn, động vật và sản phẩm động vật…không qua kiểm tra, cấm nhập khẩu qua các đường mòn lối tắt để vào nội địa tiêu thụ. Vì vậy, trong năm 2011, Chi cục VSAT thực phẩm đã chủ động phối hợp với hệ thống thông tin về thực phẩm nhập khẩu qua biên giới với các lực lượng chức năng khác như: hải quan, biên phòng, Kiểm dịch, các đội phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại, phòng chống tội phạm ma túy tại 5 cửa khẩu và cặp chợ vùng biên. Đồng thời, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường và các trạm y tế tại 21 xã vùng biên để tập trung, kịp thời giám sát tình hình thực phẩm nhập khẩu tại các chợ đầu mối trên địa bàn. Bên cạnh đó, công tác báo cáo của các đơn vị thu thập thông tin đều được thực hiện tương đối đồng bộ, đảm bảo đúng thời gian quy định. Các thông tin thu thập cũng đảm bảo về các nội dung như: tên của sản phẩm, quy cách đóng gói, bao gói sản phẩm, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và yêu cầu về bí mật thông tin. Thông qua các đợt giám sát thị trường tại các cửa khẩu và tình trạng có nhiều thực phẩm nhập khẩu khó kiểm soát như hiện nay, đã có đơn vị có nhiều ý kiến, đề xuất, kiến nghị đối với công tác tăng cường kiểm tra kiểm tra, giám sát thực phẩm, lấy mẫu xét nghiệm cảnh báo nguy cơ chất lượng sản phẩm. Qua đó, năm 2011 đã tiến hành xét nghiệm được 172 mẫu với 9 loại rau, củ, quả, đều cho kết quả âm tính; thử test nhanh 73 mẫu thực phẩm khác như: xúc xích thịt lợn, xì dầu, bánh, kẹo…với 3 chỉ tiêu xét nghiệm: phẩm màu, foocmol, hàn theo cũng đều đạt chuẩn so với quy định của Bộ Y tế. Trong quý I/2012, ngay trước tết Nguyên Đán, Chi cục đã phối hợp với một số cơ quan chức năng như: Sở Y tế, chi cục QLTT, công an…kiểm tra tình hình kinh doanh thực phẩm tại 3 huyện, thành phố được hơn 1000 cơ sở; sau Tết Nguyên đán đến nay, kiểm tra được trên 300 cơ sở tại 4 huyện.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên, về cơ bản, Lạng Sơn vẫn là tỉnh nghèo, ngân sách dành cho các hoạt động về VSTA thực phẩm vẫn còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, do đặc điểm địa hình địa lý miền núi phức tạp nên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, giám sát và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm. Mặt khác, do tuyến biên giới dài, nhiều đường mòn lối tắt nên tình hình nhập lậu đồng vật và sản phẩm động vật nói riêng, thực phẩm nói chung qua biên giới vẫn diễn ra phức tạp. Công tác chỉ đạo điều hành có nơi, có lúc chưa được thường xuyên, tích cực. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền cơ sở trong công tác phòng chống dịch bệnh và tham gia đấu tranh ngăn chặn buôn bán, vận chuyển trái phép thực phẩm nhập lậu qua biên giới chưa cao. Công tác phối kết hợp giữa các lực lượng chức năng còn thiếu chặt chẽ, từ việc bắt giữ, xử lý, tiêu hủy đến bố trí phương tiện, bảo hộ. Ngoài ra, chế độ chính sách cho người thực hiện nhiệm vụ hiện vẫn còn bất cập, các quy định của pháp luật để xử lý đối với hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép thực phẩm nhập lậu chưa đủ mạnh để răn đe.
Hoàng Huy
Ý kiến ()