LSO - Là tỉnh miền núi biên giới với trên 231 km đường biên, nhiều cửa khẩu, đường tắt, lối mở qua lại nước bạn, Lạng Sơn trở thành tâm điểm của việc buôn bán vận chuyển pháo nổ. Thế nhưng cứ sau mỗi tết, toàn tỉnh lại vắng dần tiếng pháo. Điều đó đã góp phần đem lại những cái tết bình yên.Cán bộ Trạm Kiểm soát liên ngành Dốc Quýt thu giữ pháo nổ nhập lậu Thiếu tướng Trần Đăng Yến, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn khẳng định: “Tết Nhâm Thìn Lạng Sơn không xảy ra hiện tượng đốt pháo nhiều như những năm trước đây là do nhận thức, tuyên truyền, vào cuộc của tất cả các cơ quan ban ngành chống pháo đã có hiệu quả. Nếu giữ vững được kết quả đó thì những tết sau sẽ hạn chế tối đa việc đốt pháo”. Là một tỉnh giáp với nước bạn, nơi có nguồn cung pháo rất dồi dào, nhiều người cho rằng Lạng Sơn sẽ là điểm xảy ra nhiều vụ đốt pháo nổ vào hàng nhất, nhì nước. Vì thế mà báo chí, dư luận, các cơ quan chỉ đạo...
LSO – Là tỉnh miền núi biên giới với trên 231 km đường biên, nhiều cửa khẩu, đường tắt, lối mở qua lại nước bạn, Lạng Sơn trở thành tâm điểm của việc buôn bán vận chuyển pháo nổ. Thế nhưng cứ sau mỗi tết, toàn tỉnh lại vắng dần tiếng pháo. Điều đó đã góp phần đem lại những cái tết bình yên.
Cán bộ Trạm Kiểm soát liên ngành Dốc Quýt thu giữ pháo nổ nhập lậu
Thiếu tướng Trần Đăng Yến, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn khẳng định: “Tết Nhâm Thìn Lạng Sơn không xảy ra hiện tượng đốt pháo nhiều như những năm trước đây là do nhận thức, tuyên truyền, vào cuộc của tất cả các cơ quan ban ngành chống pháo đã có hiệu quả. Nếu giữ vững được kết quả đó thì những tết sau sẽ hạn chế tối đa việc đốt pháo”. Là một tỉnh giáp với nước bạn, nơi có nguồn cung pháo rất dồi dào, nhiều người cho rằng Lạng Sơn sẽ là điểm xảy ra nhiều vụ đốt pháo nổ vào hàng nhất, nhì nước. Vì thế mà báo chí, dư luận, các cơ quan chỉ đạo chống pháo thường tập trung tâm điểm vào Lạng Sơn. Thế nhưng ngay trong đêm giao thừa là đêm dễ dẫn ra việc đốt pháo nổ nhất thì ở những địa bàn nhạy cảm như ở biên giới, cửa khẩu, khu vực nông thôn của Lạng Sơn lại im tiếng pháo. Điều này khác hẳn với những năm trước đây. Ngay sau màn bắn pháo hoa giao thừa hầu như không còn tiếng pháo nổ, trong khi đó chỉ lật lại vài năm trước những tiếng pháo “ăn theo” có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ. Có được điều này là do các cấp, ngành đã vào cuộc quyết liệt, lấy phòng ngừa làm chính. Cả ba tuyến biên giới, nội địa, trên khâu lưu thông đều dàn quân chống pháo. Để chống pháo có hiệu quả, ngay từ tháng 11/2011, Ban chỉ đạo chống các sai phạm về pháo đã tích cực chỉ đạo các cơ quan chuyên trách chống pháo như công an, quản lý thị trường, hải quan, bộ đội biên phòng tăng cường lực lượng tuần tra kiểm soát trên khâu lưu thông. Chỉ trong vòng từ tháng 10/2011 đến cận tết, các lực lượng chức năng đã bắt, xử lý trên 40 vụ vận chuyển pháo nổ nhập lậu, thu giữ trên 1.000 kg pháo các loại; xét xử 3 vụ án điểm liên quan đến pháo. Các cơ quan truyền thông, Ban chỉ đạo phòng chống pháo đã in gần 100 ngàn tờ gấp, pa nô tuyên truyền phòng chống pháo phát cho khách du lịch, tuyên truyền trực quan tại các khu dân cư. Chính quyền cơ sở đã vận động trên 10 ngàn hộ gia đình cam kết không đốt pháo. Học sinh, sinh viên trên toàn địa bàn được tuyên truyền và ký cam kết với nhà trường không sử dụng, tàng trữ pháo nổ. Qua đó đã có tác động rất tích cực đến cộng đồng dân cư nói chung. Ngay trong những ngày tết, các tổ tuần tra dân phố vẫn thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền không sử dụng pháo nên đã tạo hiệu quả một cách trực tiếp. Ông Vi Văn Đức, khối 8 phường Đông Kinh thành phố Lạng Sơn cho biết, một phần tết này người dân không sử dụng, tàng trữ đốt pháo nổ là do tuyên truyền. Các hộ dân ký cam kết bằng trách nhiệm, bằng sự hiểu biết tự giác chứ không còn là hình thức, nó đã tạo sự lan tỏa trong dân từ đó mang lại hiệu quả rất cao. Cho tới ngày mồng 3 tết, theo thông tin ban đầu từ Ban Chỉ đạo các hành vi sai phạm về pháo, trong dịp tết chỉ phải xử lý 2 vụ sai phạm về pháo nổ. Các vụ vi phạm đã bị ngăn chặn kịp thời và giảm đến mức tối đa, đây cũng là kết quả đạt được cao nhất từ trước đến nay. Là một điểm được bắn pháo hoa trong dịp tết, là nơi giáp biên nhưng thị trấn Đồng Đăng huyện Cao Lộc hầu như không có tiếng pháo nổ. Thượng tá Nguyễn Trung Thực, Trưởng Công an huyện cho biết, để có được điều đó là quyết tâm của địa phương, là ngăn chặn từ đầu và hơn hết việc tuyên truyền đã “ngấm” vào quần chúng nhân dân. Với một huyện biên giới, điểm đầu trung chuyển pháo lậu, có thêm một cái tết yên tiếng pháo là điều kỳ diệu của Cao Lộc.
Màn pháo hoa tại thành phố Lạng Sơn đêm giao thừa
Có thể khẳng định, tết yên tiếng pháo ở Lạng Sơn là thành công chung của toàn tỉnh. Thể hiện quyết tâm thực hiện Chỉ thị 406/ TTg. Thế nhưng cũng không thể tự hào với kết quả đó vì Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nếu lơi lỏng chống pháo thì tiếng pháo có thể lại rộ lên bất kỳ lúc nào.
Ý kiến ()