Có thể nhận thấy rằng, sau hơn 6 năm thực hiện cải cách tư pháp theo lộ trình chung, về cơ bản các cán bộ, công chức hiểu rõ mục tiêu của cải cách tư pháp là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng còn có một số hạn chế nhất định như việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến cải cách tư pháp cũng như việc hướng dẫn áp dụng pháp luật còn chậm, chưa đồng bộ. Một số thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, trình độ nghề nghiệp của đội ngũ luật sư tại địa phương cũng chưa đáp ứng được theo yêu cầu mới trong việc tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Ngoài ra việc thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các tòa án vẫn còn thiếu và cần tiếp tục được đầu tư. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức của ngành chưa thực sự đúng mức, còn nhiều bất hợp lý, nhất là đối với thẩm phán cấp huyện đã thực hiện xét xử theo thẩm quyền mới, nhiệm vụ nặng nề hơn nhưng chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh cho biết: chúng tôi đã kiến nghị với Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và TAND tối cao những bất cập tại địa phương, hy vọng sẽ có những chuyển biến trong đầu tư cũng như các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trong ngành trong thời gian tới.
LSO-Thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, kế hoạch triển khai, quán triệt nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Nghị quyết 49, trong những năm qua, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nghị quyết một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp hiện nay.
Hiện nay, biên chế của ngành TAND tỉnh là 148/149 người, thiếu 1 biên chế so với chỉ tiêu được phân bổ. Trong đó, TAND tỉnh có 42 người, TAND các huyện là 106 người. Về trình độ chuyên môn, toàn ngành hiện có 7 Thạc sĩ Luật, 5 cán bộ đang học Cao học Luật, 124 cán bộ có trình độ đại học, ngoài ra là các trình độ trung, sơ cấp, kỹ thuật phù hợp với yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ của từng lĩnh vực.
Chánh án TAND tối cao và đ/c Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra việc thực hiện
Nghị quyết 49 tại TAND tỉnh
Ngay từ những năm đầu triển khai thực hiện Nghị quyết 49, TAND tỉnh đã thành lập đủ 5 tòa chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ công tác xét xử theo lộ trình cải cách tư pháp. Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 (với đặc thù của ngành tòa án, số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ tháng 11/2011-4/2012), TAND tỉnh đã thụ lý cả sơ và phúc thẩm tổng số 527 vụ án các loại, đã giải quyết, xét xử được 466 vụ. TAND các huyện, thành phố thụ lý được 2.444 vụ án các loại, đã giải quyết, xét xử được 2.024 vụ. Trong đó, số vụ, việc các tòa án trong tỉnh hòa giải thành từ năm 2011 đến hết 6 tháng đầu năm 2012 là 624 vụ. Đánh giá về công tác xét xử, ông Hoàng Ngọc Thanh, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng TAND tỉnh cho biết: số lượng án thụ lý và xét xử của toàn ngành TAND Lạng Sơn tuy không lớn so với nhiều địa phương khác nhưng có nhiều vụ án phức tạp, đông bị cáo, xét xử dài ngày. Mặc dù số lượng thụ lý các loại án hàng năm đều tăng nhưng công tác xét xử, giải quyết các loại án trong toàn ngành đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Chất lượng công tác xét xử được nâng cao, hàng năm tỷ lệ án bị sửa, hủy do lỗi chủ quan của thẩm phán đều giảm. Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, toàn ngành không có vụ án nào xét xử oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, không có trường hợp nào phải thực hiện bồi thường do xử oan.
Theo ghi nhận chung, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, phần lớn các Hội đồng xét xử đều đặc biệt quan tâm việc tranh tụng tại phiên tòa và chỉ áp dụng các chứng cứ đã được xem xét, tranh tụng tại phiên tòa làm căn cứ giải quyết vụ án. Trong công tác xét xử án dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, tuyên bố phá sản đều chú trọng công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao, việc giải quyết, xét xử luôn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đương sự, Nhà nước, tập thể và công dân. Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, công tác xét xử lưu động được ngành quan tâm tổ chức thực hiện và đã tổ chức xét xử lưu động được 89 vụ án. Số lượng các vụ án xét xử lưu động tại các địa phương xảy ra vụ việc hàng năm đều tăng nhằm tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân thông qua công tác xét xử, đồng thời góp phần ngăn ngừa, phòng chống tội phạm trong xã hội. Cùng với hình thức tuyên truyền thông qua các phiên tòa, các đơn vị trên địa bàn tỉnh còn tổ chức việc phổ biến các văn bản pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan thông qua “ngày pháp luật” hoặc bằng hình thức lồng ghép trong các cuộc họp, sinh hoạt cơ quan, chi bộ và các tổ chức đoàn thể. Về cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với các cơ quan tư pháp, các Tòa án đã thực hiện việc báo cáo và trả lời chất vấn tại các kỳ họp của HĐND và tuân thủ việc giám sát của HĐND trong hoạt động của ngành mà trọng tâm là việc xét xử. Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Tòa án đã tạo điều kiện để người dân tham dự phiên tòa, thông qua các phiên tòa thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao hiểu biết pháp lý, ý thức sống và làm việc theo pháp luật cho mọi người dân.
Có thể nhận thấy rằng, sau hơn 6 năm thực hiện cải cách tư pháp theo lộ trình chung, về cơ bản các cán bộ, công chức hiểu rõ mục tiêu của cải cách tư pháp là “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì cũng còn có một số hạn chế nhất định như việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến cải cách tư pháp cũng như việc hướng dẫn áp dụng pháp luật còn chậm, chưa đồng bộ. Một số thẩm phán chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ cải cách tư pháp. Bên cạnh đó, trình độ nghề nghiệp của đội ngũ luật sư tại địa phương cũng chưa đáp ứng được theo yêu cầu mới trong việc tham gia tranh tụng tại phiên tòa. Ngoài ra việc thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các tòa án vẫn còn thiếu và cần tiếp tục được đầu tư. Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức của ngành chưa thực sự đúng mức, còn nhiều bất hợp lý, nhất là đối với thẩm phán cấp huyện đã thực hiện xét xử theo thẩm quyền mới, nhiệm vụ nặng nề hơn nhưng chế độ đãi ngộ chưa tương xứng. Về vấn đề này, ông Nguyễn Thế Lệ, Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh cho biết: chúng tôi đã kiến nghị với Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương và TAND tối cao những bất cập tại địa phương, hy vọng sẽ có những chuyển biến trong đầu tư cũng như các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trong ngành trong thời gian tới.
Phong Linh
Ý kiến ()