LSO-Ngày 15/4/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị số 41 ra đời trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Là tỉnh có vị trí địa chính trị, địa kinh tế đặc biệt, các hoạt động ngoại giao kinh tế của Lạng Sơn trong những năm qua luôn được quan tâm, chú trọng. Chỉ thị số 41 ra đời sẽ góp phần đưa hoạt động này ngày càng đi vào chiều sâu...Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung, một hoạt động ngoại giao kinh tế thường niênHội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua đã được lãnh đạo Đảng và chính quyền tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thông qua việc tuyên truyền, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác này. Qua đó, công tác ngoại giao kinh tế...
LSO-Ngày 15/4/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 41-CT/TW về tăng cường công tác ngoại giao kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chỉ thị số 41 ra đời trong giai đoạn Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Là tỉnh có vị trí địa chính trị, địa kinh tế đặc biệt, các hoạt động ngoại giao kinh tế của Lạng Sơn trong những năm qua luôn được quan tâm, chú trọng. Chỉ thị số 41 ra đời sẽ góp phần đưa hoạt động này ngày càng đi vào chiều sâu…
|
Hội chợ Thương mại quốc tế Việt – Trung, một hoạt động ngoại giao kinh tế thường niên |
Hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có công tác ngoại giao kinh tế thời gian qua đã được lãnh đạo Đảng và chính quyền tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm lãnh đạo chỉ đạo thông qua việc tuyên truyền, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước về công tác này. Qua đó, công tác ngoại giao kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực: Quan hệ của tỉnh với các nước, các tập đoàn tài chính quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ngày càng được tăng cường, đặc biệt quan hệ với Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc ngày càng được mở rộng và dần đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực như thương mại, du lịch, hợp tác đầu tư, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nông, lâm nghiệp… Hiện nay, Lạng Sơn đang tích cực đẩy nhanh tiến độ Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và hợp tác với phía Quảng Tây đẩy nhanh tiến độ Khu hợp tác kinh tế Đồng Đăng – Bằng Tường. Bên cạnh nguồn vốn FDI, tỉnh đã tranh thủ thông qua nhiều kênh để kêu gọi, vận động viện trợ nhân đạo, hỗ trợ phát triển chính thức, những dự án từ các nguồn vốn ODA, NGO (tổ chức phi chính phủ) đã và đang phát huy tác dụng tốt, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 36 dự án đầu tư có vốn nước ngoài với tổng vốn đăng ký 251,8 triệu USD; 42 dự án NGO với tổng giá trị cam kết tài trợ đạt 3,5 triệu USD; 17 dự án ODA với tổng vốn đầu tư đạt trên 1.020 tỷ đồng. Các cấp, các ngành đã tích cực, chủ động trong hội nhập quốc tế, cải cách hành chính để tạo môi trường quốc tế thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác ngoại giao kinh tế của tỉnh vẫn còn một số khó khăn hạn chế cần khắc phục như: Một số cơ quan, ban ngành chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và nội dung quan trọng của công tác ngoại giao kinh tế đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại, ngoại giao kinh tế hầu hết chưa qua đào tạo cơ bản về nghiệp vụ ngoại giao nói chung và ngoại giao kinh tế nói riêng; năng lực dự báo, tham mưu, đề xuất định hướng chiến lược cho hoạt động đối ngoại còn hạn chế, thiếu năng động, chủ động sáng tạo; một số lĩnh vực thủ tục hành chính còn rườm rà, chống chéo, và chưa thực sự tạo môi trường quốc tế thuận lợi để các tổ chức, cá nhân nước ngoài đến hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh; công tác hỗ trợ các cơ quan, ban ngành và các doanh nghiệp trong việc vận động viện trợ, thu hút đầu tư, công nghệ tiên tiến, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và xuất khẩu lao động, thu hút du lịch cũng như đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới; công tác thông tin về pháp luật, tập quán kinh doanh và thương mại quốc tế cũng như về các thị trường cụ thể vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc triển khai công tác ngoại giao kinh tế chưa được chủ động và chặt chẽ; chưa tranh thủ tối đa nguồn lực từ cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết số 36 – NQ/TW ngày 27/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
|
Du khách Trung Quốc quá cảnh tham quan lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn) Ảnh: Thanh Sơn |
Chỉ thị số 41 ra đời với mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, nội dung, nhiệm vụ và các biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể, xuyên suốt sẽ góp phần xây dựng định hướng cho công tác ngoại giao kinh tế của tỉnh, đồng thời khắc phục những khó khăn hạn chế mà tỉnh đang gặp phải. Tổ chức quán triệt, triển khai nghiêm túc, kịp thời và thực hiện có hiệu quả nội dung của Chỉ thị số 41, Lạng Sơn đã và đang có những bước đi chủ động và tích cực theo tinh thần của Nghị quyết. Trong đó, xác định nhiệm vụ chung là huy động các tiềm năng thế mạnh sẵn có trong tỉnh, kết hợp các nguồn lực bên ngoài để phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng kết cấu hạ tầng, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết các vấn đề xã hội, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Hướng tới mục đích tạo môi trường thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, tranh thủ tối đa các nguồn lực đầu tư cho quốc tế để tạo bước phát triển nhanh về kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ và du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, toàn diện và vững chắc. Trong thời gian tới, hy vọng rằng Lạng Sơn sẽ phát huy tốt tinh thần của Chỉ thị 14 để nâng công tác ngoại giao kinh tế lên một tầm cao mới, phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ quan hệ hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy kinh tế – xã hội tỉnh ngày càng phát triển.
Trúc Lam
Ý kiến ()