LSO-Hiện nay, những giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ đầu năm 2011 cộng với với việc nguồn vốn ngân sách đang có xu hướng giảm đã đặt lên vai những đơn vị gánh trọng trách điều tiết chi tiêu ngân sách những trách nhiệm lớn hơn. Mỗi đồng vốn cần được đầu tư đúng hướng, có chọn lọc và phát huy tốt hiệu quả, tránh tình trạng “rải mành mành” gây thất thoát, lãng phí… Công trình trụ sở UBND xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc đang được khẩn trương hoàn thiệnVốn ngân sách luôn là một nguồn quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh. Theo xu hướng chung, tỉ lệ vốn ngân sách trong cơ cấu vốn đầu tư ngày càng giảm. Tính đến năm 2010, tỉ lệ vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 29 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giảm gần 20% so với năm 2005. Đây là sự chuyển dịch rất tích cực, thể thiện rõ nét tính chủ động của địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư, dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc...
LSO-Hiện nay, những giải pháp kiềm chế lạm phát, bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ đầu năm 2011 cộng với với việc nguồn vốn ngân sách đang có xu hướng giảm đã đặt lên vai những đơn vị gánh trọng trách điều tiết chi tiêu ngân sách những trách nhiệm lớn hơn. Mỗi đồng vốn cần được đầu tư đúng hướng, có chọn lọc và phát huy tốt hiệu quả, tránh tình trạng “rải mành mành” gây thất thoát, lãng phí…
|
Công trình trụ sở UBND xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc đang được khẩn trương hoàn thiện |
Vốn ngân sách luôn là một nguồn quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh. Theo xu hướng chung, tỉ lệ vốn ngân sách trong cơ cấu vốn đầu tư ngày càng giảm. Tính đến năm 2010, tỉ lệ vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 29 % tổng vốn đầu tư toàn xã hội, giảm gần 20% so với năm 2005. Đây là sự chuyển dịch rất tích cực, thể thiện rõ nét tính chủ động của địa phương trong việc thu hút vốn đầu tư, dần thoát khỏi tình trạng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn vốn ngân sách để phát triển. Hiện nay, vốn ngân sách được phân bổ chỉ tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng của tỉnh và Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, đây đang là hướng đi đúng của tỉnh trong việc điều tiết chi tiêu ngân sách trong giai đoạn Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát. Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước là trên 4.400 tỉ đồng, trong đó: vốn cân đối ngân sách địa phương là trên 1000 tỉ; vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu là gần 1.200 tỉ; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các dự án lớn là 563, 105 tỉ đồng; trái phiếu Chính phủ là 811,048 tỉ đồng; vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là 170 tỉ đồng; các nguồn vốn khác có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (xổ số kiến thiết, phí và lệ phí, các khoản vốn vay sẽ phải trả bằng ngân sách nhà nước) là 490, 354 tỉ đồng. Trong 5 năm, tỉnh đã bố trí cho các dự án là trên 3.500 tỉ đồng, trong đó: 38, 937 tỉ đồng cho 62 dự án quy hoạch; 37,029 tỉ đồng cho 121 dự án chuẩn bị đầu tư; 3.748,785 tỉ đồng cho 738 dự án thực hiện đầu tư (trong đó bố trí đối ứng ODA 20 dự án) và 884,284 tỉ đồng bố trí cho các mục tiêu khác như: hỗ trợ doanh nghiệp công ích, trả các khoản vay đến hạn, thanh toán nợ xây dựng cơ bản, bố trí cho các chương trình mục tiêu…Vốn đầu tư ngân sách được tập trung cho các lĩnh vực then chốt như đầu tư phát triển hạ tầng khu vực kinh tế động lực, cửa khẩu, biên giới, cho du lịch, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hóa, khu vực nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt tỉnh đã tích cực bố trí vốn cho các địa bàn khó khăn và vốn đối ứng ODA cho các dự án. Trong đó, thực hiện bố trí vốn đầu tư cho công nghiệp điện là 192,263 tỉ đồng, chiếm 4,33%; nông lâm nghiệp, thủy lợi là 247,599 tỉ đồng, chiếm 5,6%; giao thông 859,929 tỉ đồng, chiếm 20,2%; giáo dục đào tạo 486,074 tỉ đồng, chiếm 10,9%; y tế xã hội 286,466 tỉ đồng, chiếm 6,5%; quản lý nhà nước 116,754 tỉ đồng, chiếm 2,6%; đến bù, tái định cư, di dân là 292,658 tỉ đồng, chiếm 6,6%; còn lại 47,6% bố trí cho các lĩnh vực khác. Trong 5 năm từ 2006 – 2010, những đồng vốn ngân sách đã phát huy hiệu quả thiết thực đặc biệt là tại các vùng còn nhiều khó khăn. Trong 5 năm, các dự án từ nguồn vốn ngân sách đã cải tạo, nâng cấp được 358km đường các loại; có thêm 21 xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa đến trung tâm xã; có thêm 12 xã có điện lưới quốc gia; năng lực tưới thủy lợi tăng thêm 1.798ha. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có trên 90% số xã có đường giao thông đi được 4 mùa (204/226 xã); 100% số xã có điện lưới; 95% số hộ được sử dụng điện; 84% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; 70% hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh… cở sở vật chất trường, lớp học được tăng cường, cơ bản đã xóa xong phòng học tranh tre nứa lá, có khoảng 3986/6774 phòng học được đầu tư kiên cố và 1895 phòng học bán kiên cố. Một số chương trình mục tiêu và mục tiêu quốc gia như: 134, 135, 120 được lồng gép với các nguồn vốn khác và triển khai tích cực, nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ, đóng góp ngày công, vật liệu xây dựng của nhân dân và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần không nhỏ giảm tỉ lệ hộ nghèo từ 29% năm 2005 xuống dưới 15% đến hết năm 2010, vượt mục tiêu đề ra.
Bước sang năm 2011 và giai đoạn 5 năm 2011 – 2015, trong xu thế địa phương cần chủ động về nguồn lực trong quá trình phát triển, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngân sách, cùng với đó là các biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, mỗi đồng vốn được cấp cho địa phương cần được bố trí đầu tư, chi tiêu thực sự có trách nhiệm. Giai đoạn 2006 – 2010, Lạng Sơn đã đi đúng hướng khi tập trung sử dụng ngân sách vào công tác xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu của tỉnh. Trong giai đoạn tới, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư nguồn vốn ngân sách cho việc xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, để các nhà đầu tư tin tưởng, yên tâm bỏ vốn vào sản xuất, kinh doanh tại Lạng Sơn, góp phần cùng với tỉnh biến Khu kinh tế cửa cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn thực sự trở thành vùng kinh tế động lực. Đây chính là cái đích lớn nhất của việc sử dụng nguồn vốn ngân sách trong thời gian tới.
Trúc Lam
Ý kiến ()