LSO-Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Lạng Sơn đã có những bước đổi mới khá toàn diện. Nhưng với xuất phát điểm thấp nên những chuyển biến đó còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, ngày 5/8/2008, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Nghị quyết số 26 về nông nghiệp nông dân, nông thôn đã được ban hành. Đây thực sự là một luồng gió mới trong sự phát triển của “tam nông” và Nghị quyết đã nhanh chóng được Lạng Sơn cụ thể hoá.Sơ chế gừng hàng hóa ở xã Quan Sơn, huyện Chi LăngNgay sau khi Nghị quyết được ban hành, Tỉnh uỷ đã xây dựng Chương trình hành động số 30-CTr/Tu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển cho từng giai đoạn. Cụ thể hoá Chương trình hành động, ngày 9/6/2009, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành tiến hành xây dựng 57 danh mục gồm các quy hoạch, dự án, đề án, chương trình mục...
LSO-Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Lạng Sơn đã có những bước đổi mới khá toàn diện. Nhưng với xuất phát điểm thấp nên những chuyển biến đó còn bộc lộ nhiều hạn chế. Trong bối cảnh đó, ngày 5/8/2008, tại Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Nghị quyết số 26 về nông nghiệp nông dân, nông thôn đã được ban hành. Đây thực sự là một luồng gió mới trong sự phát triển của “tam nông” và Nghị quyết đã nhanh chóng được Lạng Sơn cụ thể hoá.
|
Sơ chế gừng hàng hóa ở xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng |
Ngay sau khi Nghị quyết được ban hành, Tỉnh uỷ đã xây dựng Chương trình hành động số 30-CTr/Tu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đề ra mục tiêu, giải pháp phát triển cho từng giai đoạn. Cụ thể hoá Chương trình hành động, ngày 9/6/2009, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 37/KH-UBND và giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành tiến hành xây dựng 57 danh mục gồm các quy hoạch, dự án, đề án, chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2010, giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 các nhiệm vụ, giải pháp xây dựng nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng hiện đại. Tại các huyện, xã, 100% các cấp uỷ đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết một cách cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình. Đồng thời công tác tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Trung ương và kế hoạch triển khai được tiến hành một cách đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại; phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ, đổi mới, phát triển các hình thức sản xuất ở nông thôn được tích cực triển khai. Nhờ đó, tổng diện tích gieo trồng cây nông nghiệp hàng năm tăng lên nhanh chóng, đến năm 2010 đã ở mức 99.800ha, tăng trên 2.000 ha so với năm 2008. Sản lượng lượng thực không ngừng tăng qua từng năm và đạt mức cao nhất từ trước đến nay là 293 nghìn tấn trong năm 2010. Cùng với đó là chuyển dịch cơ cấu cây trồng ngày càng thể hiện một cách rõ nét và theo đúng hướng. Kinh tế rừng được chú trọng và khuyến khích phát triển bàng nhiều chính sách hỗ trợ đặc thù. Kết quả là một số mặt hàng nông sản của Lạng Sơn đã và đang chiếm thị phần đáng kể trên thị trường trong nước và quốc tế như na dai Chi Lăng, quýt Bắc Sơn, hồng Bảo Lâm, thạch đen, hoa hồi…Trong khi đó chăn nuôi và thuỷ sản cũng không ngừng phát triển. Nếu tính về tổng đàn thì không có đột biến, nhưng điều đáng nói là chăn nuôi, thuỷ sản đã và đang phát triển theo chiều sâu với các hình thức tập trung, an toàn sinh học và thân thiện với môi trường. Các thiết bị cơ giới hoá được đẩy mạnh áp dụng, đến nay toàn tỉnh đã có 41.000 chiếc máy động cơ các loại với tổng công suất lên đến 270.000 mã lực. Nhờ đó sức lao động của người nông dân được giải phóng, điều kiện làm việc cũng được cải thiện rất nhiều, đồng thời tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn với các dịch vụ sữa chữa máy cơ khí, đại lý kinh doanh máy nông cụ ra đời. Hiện nay, Lạng Sơn có 57 cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ. Kết cấu hạ tầng nông thôn được các cấp, các ngành và nhân dân quan tâm phát triển. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 26, Lạng Sơn đã có 3.351 công trình thuỷ lợi, ngoài ra nhân dân tự đầu tư xây dựng được 2.334 phai, đập nhỏ để tưới theo thời vụ, cùng với hệ thống 300 công trình hồ chứa với tổng dung tích xấp xỉ 75 triệu m3, diện tích tưới của toàn tỉnh tăng trung bình 9%/năm trong vụ xuân và tăng 5,8%/năm trong vụ mùa. Song song với đó các chương trình khác như giao thông nông thôn; phát triển hệ thống lưới điện nông thôn, bưu chính viễn thônng; hệ thống chợ nông thôn; nâng cấp mạng lưới y tế, giáo dục; các chương trình hỗ trợ hộ nghèo…đều được thực hiện một cách tích cực và có hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân. Mới đây nhất, thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới, Lạng Sơn đã nhanh chóng hoàn thiện bộ máy chỉ đạo từ tỉnh đến cở sở và xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn. Tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, nhưng cho đến nay các bước xây dựng nông thôn mới đã bắt đầu vận hành một cách trơn tru và đây sẽ là một trong những chương trình toàn diện nhất, làm thay đổi mạnh mẽ nhất đối với nông nghiệp, nông thôn, nông dân Lạng Sơn.
|
Nhân dân thôn Khun Thẳm, xã Trấn Ninh (Văn Quan) làm đường giao thông liên thôn |
Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Lạng Sơn đã đạt được nhiều thành tựu và có những bước tiến khá toàn diện. Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng được rút ra là tỉnh đã xác định đúng vị trí, vai trò quan trọng có tính chất chiến lước và mối quan hệ hữu cơ giữa nông nghiệp, nông dân và nông đề cao vai trò làm chủ của người nông dân. Từ đó kịp thời ban hành chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và huy động cả hệ thống chính trị tham gia, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là tiền đề, nền tảng vững chắc cho Lạng Sơn trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong những năm tiếp theo.
Lê Minh
Ý kiến ()