Thứ 4, 25/12/2024 00:57 [(GMT +7)]
Lạng Sơn qua các thời kỳ lịch sử
Thứ 2, 10/10/2011 | 15:07:00 [(GMT +7)] A A
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường. Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới. Hiệu lực quản lý Nhà nước được nâng lên, công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền có chuyển biến tích cực, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được phát huy tốt hơn. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có nhiều cố gắng. Việc thực hiện công cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng bộ tỉnh đã tạo được chuyển biến quan trọng. Nhận thức chính trị của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên có nhiều chuyển biến, tiến bộ.
* Lạng Sơn trong giai đoạn 2001 đến nay.
Ngày 17 – 10 – 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2002/NĐ-CP, về việc thành lập thành phố Lạng Sơn, thuộc tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Lạng Sơn.
Trong 10 năm cùng cả nước thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã tập trung khai thác những mặt thuận lợi, tiềm năng, lợi thế của một tỉnh biên giới, khai thác và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều mặt.
Kinh tế tiếp tục có mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 – 2010 đạt 10,45% (giai đoạn 2001 – 2005 là 10,04%). GDP bình quân đầu người đạt 820 USD, gấp 2 lần so với năm 2005. Lĩnh vực thương mại – dịch vụ phát triển khá. Sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn tiếp tục ổn định và phát triển khá toàn diện, đời sống của nông dân có bước cải thiện. Sản xuất công nghiệp tăng khá về quy mô, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 24,9%. Kinh tế cửa khẩu từng bước khẳng định vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng bình quân hàng năm là 16,8% gấp 2,2 lần so với năm 2005. Công tác chi ngân sách cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ chi thường xuyên, thực hiện các cơ chế, chính sách của tỉnh và dành một phần cho đầu tư phát triển.
Xuống chợ Kỳ Lừa – Ảnh: Tư liệu |
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được quan tâm đầu tư. Tổng huy động vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh trong 5 năm 2006 – 2010 đạt khoảng 19.500 tỷ đồng, gấp 2,1 lần giai đoạn 2001 – 2005. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 90,3% số xã có đường giao thông đi lại 4 mùa; 100% số xã có điện lưới; 92,5% số hộ được sử dụng điện; 84% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Hệ thống đường giao thông, thuỷ lợi, trạm y tế, nhà văn hoá, trường học ở khu vực nông thôn được tăng cường đáng kể. Công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường và quản lý đô thị được quan tâm. Công tác lập quy hoạch và quản lý theo quy hoạch được đẩy mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế – xã hội.
Văn hoá – xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ổn định, tiếp tục được cải thiện. Quy mô giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ. Tỉnh đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Đến hết năm 2010, toàn tỉnh có 84 trường đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai đạt kết quả tốt. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều cố gắng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” phát triển sâu rộng.
Các hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao được đẩy mạnh với nhiều hình thức phong phú, các giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy. Công tác chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh, dân số – kế hoạch hoá gia đình từng bước được nâng cao về chất lượng. Chính sách an sinh xã hội, chương trình giảm nghèo, tạo việc làm được quan tâm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2010 là 14,5% (theo tiêu chí cũ), giảm 11,08% so với năm 2005, đã cơ bản xoá xong hộ đói, nhà tạm cho các hộ gia đình chính sách.
Quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân được thường xuyên chăm lo, củng cố vững chắc. Thường xuyên chăm lo công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định xã hội, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại được tăng cường. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được tập trung chỉ đạo thực hiện. Các chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo được thực thi có kết quả. Công tác cải cách tư pháp đạt được thành tích quan trọng. Các hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh, đạt được những kết quả tích cực.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường, đạt kết quả tích cực, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên. Tính đến ngày 20 – 8 – 2011, toàn Đảng bộ có 16 đảng bộ trực thuộc, 770 tổ chức cơ sở đảng và 48.088 đảng viên. Công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên được chỉ đạo chặt chẽ, đúng nguyên tắc của Đảng.
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng được tăng cường. Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới. Hiệu lực quản lý Nhà nước được nâng lên, công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền có chuyển biến tích cực, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được phát huy tốt hơn. Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có nhiều cố gắng. Việc thực hiện công cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng bộ tỉnh đã tạo được chuyển biến quan trọng. Nhận thức chính trị của các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân được nâng lên có nhiều chuyển biến, tiến bộ.
(Hết)
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()