LSO-Trong những năm qua, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) đã nhận được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, địa phương trong toàn tỉnh. Điều này thể hiện rõ vai trò của lực lượng nữ trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Công tác bình đẳng giới và các hoạt động VSTBCPN đã góp phần thực hiện tốt các quyền cơ bản, vị thế của phụ nữ (PN) cũng được nâng lên rõ rệt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.Rất nhiều lao động nữ chọn nghề bảo vệ - nghề mà quan niệm xã hội cho rằng chủ yếu của nam giớiThực tế những năm qua cho thấy, tỉnh ta đã nỗ lực thực hiện các quyền bình đẳng của PN trong lĩnh vực lao động (LĐ) việc làm, trong đó chú trọng tạo dựng hành lang pháp lý và đưa Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình đi vào cuộc sống. Hiện nay, tỷ lệ nữ trên địa bàn toàn tỉnh chiếm khoảng 50,1%; tỷ lệ LĐ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở các loại hình tương...
LSO-Trong những năm qua, công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) đã nhận được sự ủng hộ của các cấp, các ngành, địa phương trong toàn tỉnh. Điều này thể hiện rõ vai trò của lực lượng nữ trong việc xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Công tác bình đẳng giới và các hoạt động VSTBCPN đã góp phần thực hiện tốt các quyền cơ bản, vị thế của phụ nữ (PN) cũng được nâng lên rõ rệt trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
|
Rất nhiều lao động nữ chọn nghề bảo vệ – nghề mà quan niệm xã hội cho rằng chủ yếu của nam giới |
Thực tế những năm qua cho thấy, tỉnh ta đã nỗ lực thực hiện các quyền bình đẳng của PN trong lĩnh vực lao động (LĐ) việc làm, trong đó chú trọng tạo dựng hành lang pháp lý và đưa Luật Bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình đi vào cuộc sống. Hiện nay, tỷ lệ nữ trên địa bàn toàn tỉnh chiếm khoảng 50,1%; tỷ lệ LĐ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở các loại hình tương đối cao so với nam giới. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê tỉnh năm 2009, tỷ lệ LĐ trên địa bàn toàn tỉnh có 460.358 người, trong đó tỷ lệ LĐ nữ là 228.559 người, chiếm khoảng 50%. Trong đó, nổi bật là PN tham gia phát triển kinh tế theo lĩnh vực nông nghiệp chiếm trên 50%, hoạt động trong lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội chiếm 63%, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chiếm 62%, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh là nữ chiếm 62%, tỷ lệ LĐ nữ làm kinh tế hộ gia đình chiếm 70%. Trong việc giải quyết việc làm cho LĐ nữ ở nông thôn, Ban VSTBCPN các cấp, trong đó các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân đã thực hiện tốt việc xây dựng và nhân rộng các mô hình PN làm kinh tế giỏi. Hàng năm, các tổ chức đã hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất cho hàng ngàn lượt hộ nghèo, trong đó có hộ nghèo do PN làm chủ hộ. Giai đoạn 2006-2010 toàn tỉnh có 86,2% hộ do PN làm chủ được giúp đỡ và 3.262 hộ PN nghèo được giúp đỡ thoát nghèo và được vay vốn để sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ nữ vay vốn qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội là 79,7%, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là 81,7%. Cùng với đó, công tác xuất khẩu LĐ cũng được quan tâm, từ năm 2006 đến năm 2010 có 3.278 LĐ của tỉnh đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, chủ yếu là Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Đubai… trong đó tỷ lệ LĐ nữ chiếm 30%.
Thực hiện bình đẳng của PN trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tỉnh ta đã đẩy mạnh công tác xóa mù chữ và chống tái mù chữ cho nhóm PN dưới 40 tuổi. Hệ thống các nhà trường tăng cường tuyên truyền mở lớp xóa mù chữ, bổ túc tiểu học, bổ túc THCS để huy động người chưa biết chữ đi học. Theo thống kê của ngành GD&ĐT, năm 2006, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15 đến 35 biết chữ là 97,56%, trong đó nữ chiếm 48%. Năm 2009 tỷ lệ nữ biết chữ tăng lên 49%, tỷ lệ từ 10 tuổi trở lên biết chữ đối với nữ chiếm 89,5%. Cùng với đó, nhiều chính sách ưu tiên, hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực GD&ĐT đã được ban hành như ưu tiên tuyển sinh con em dân tộc ở vùng cao, vùng khó khăn, trong đó có ưu tiên tuyển sinh nữ vào các trường THPT dân tộc nội trú, trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học; hỗ trợ cán bộ nữ vùng sâu, vùng xa đi học đại học, trên đại học và học nghề.
Nhằm tạo điều kiện để PN nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng KHCN, từ năm 2006-2010, toàn tỉnh có 2 cán bộ nữ đi nghiên cứu sinh, 61 cán bộ nữ đào tạo trình độ thạc sỹ, trên 71% cán bộ nữ đi học đại học tại chức, 80% học hệ cao đẳng, trên 94% được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. Đối với mục tiêu nâng cao đời sống, tăng cường chăm sóc sức khỏe cho PN, hệ thống các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn tỉnh đã tập trung thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho PN. Điển hình như các chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu, làm mẹ an toàn và đỡ đẻ sạch, an toàn, đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản. Cùng với đó, tỉnh ta còn tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của PN trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội để tăng số PN được giới thiệu và bầu tham gia lãnh đạo các cấp, các ngành.
Cùng với những kết quả thiết thực của giai đoạn 2006-2010, từ đầu năm 2011 đến nay, Ban VSTBCPN tỉnh đã cung cấp 100 cuốn tài liệu hệ thống các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình. Sở LĐTB&XH – cơ quan thường trực của Ban VSTBCPN tỉnh đã phối hợp với Ban VSTBCPN thành phố Lạng Sơn tổ chức thành công mô hình điểm về thực hiện bình đẳng giới và sự phát triển của PN tại CLB “Gia đình không có bạo lực” của phường Vĩnh Trại. Song song với đó là tăng cường công tác kiểm tra, 8 tháng đầu năm 2011 Ban VSTBCPN tỉnh đã kiểm tra 3 đơn vị và 4 huyện, đồng thời chỉ đạo các địa phương, đơn vị tự kiểm tra và báo cáo kết quả về Ban VSTBCPN tỉnh. Ông Nông Thanh Bình, Giám đốc Sở LĐTB&XH, Phó Trưởng ban Thường trực Ban VSTBCPN tỉnh cho biết: Ban sẽ tổ chức gặp mặt các lãnh đạo nữ tham gia Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, huyện, thành phố nhiệm kỳ 2011-2016; tổ chức 2 lớp tập huấn cho lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và cán bộ phụ trách công tác bình đẳng giới, VSTBCPN các sở, ban ngành, đoàn thể và các huyện, thành phố. Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra công tác VSTBCPN tại các địa phương, đơn vị và tiến hành tổng kết công tác năm 2011 theo tiến trình đề ra.
Thanh Huyền
Ý kiến ()