LSO-Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của Lạng Sơn tiếp tục có những chuyển biến tích cực ở hầu hết các lĩnh vực. Theo đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội được đẩy mạnh, hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách, người nghèo được tăng cường… Trong đó, lực lượng cán bộ nữ đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của tỉnh. Nữ cán bộ VHXH cấp xã tham gia tập huấn nghiệp vụ công tác lao động dạy nghề, người có côngHiện nay, theo thống kê, toàn tỉnh có 23.633 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 14.837 cán bộ nữ, chiếm khoảng 62,8%. Số cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ phó trưởng phòng trở lên khoảng 272 người, chiếm 1,84% số CBCC nữ. Thời gian qua, công tác bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ ngày càng được nâng cao. Trong số cán bộ nữ của toàn tỉnh, hiện có 143 chị...
LSO-Trong những năm qua, kinh tế – xã hội của Lạng Sơn tiếp tục có những chuyển biến tích cực ở hầu hết các lĩnh vực. Theo đó, công tác bảo đảm an sinh xã hội được đẩy mạnh, hoạt động chăm lo cho đối tượng chính sách, người nghèo được tăng cường… Trong đó, lực lượng cán bộ nữ đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của tỉnh.
Nữ cán bộ VHXH cấp xã tham gia tập huấn nghiệp vụ
công tác lao động dạy nghề, người có công
Hiện nay, theo thống kê, toàn tỉnh có 23.633 cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có 14.837 cán bộ nữ, chiếm khoảng 62,8%. Số cán bộ nữ giữ chức vụ lãnh đạo quản lý từ phó trưởng phòng trở lên khoảng 272 người, chiếm 1,84% số CBCC nữ. Thời gian qua, công tác bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ ngày càng được nâng cao. Trong số cán bộ nữ của toàn tỉnh, hiện có 143 chị học trên đại học, chiếm 0,98%; 4.834 chị có trình độ đại học, chiếm 33%; 4.160 chị có trình độ cao đẳng, chiếm 28%; 4.420 chị có trình độ trung cấp, chiếm 29,8%; 880 chị có trình độ khác, chiếm 5,9%. Ông Nông Thanh Bình, Giám đốc Sở LĐTB&XH, Phó Trưởng ban thường trực Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ (VSTBCPN) tỉnh cho biết: công tác bình đẳng giới, VSTBCPN luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự phối hợp của các cấp, các ngành trong việc tổ chức các hoạt động về công tác bình đẳng giới, VSTBCPN. Thể hiện rõ nhất trong việc chỉ đạo thực hiện công tác cán bộ nữ, nhất là công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ có đủ năng lực tham gia vào những vị trí lãnh đạo, quản lý được xác định là một trong những mục tiêu chủ yếu trong kế hoạch hành động VSTBCPN tỉnh. Theo đó, các cơ quan, đơn vị đã quan tâm, chú trọng công tác đào tạo, bỗi dưỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ nữ ngày càng nhiều hơn, góp phần nâng tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan được nâng lên hàng năm.
Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố đã xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Nhìn chung, các chỉ tiêu bám sát vào nghị quyết đại hội của Đảng bộ tỉnh, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị và địa phương. Tính đến nay, đã có 25/57 sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đạt 43,9% và 8/11 huyện, thành phố, đạt 72,7% ban hành kế hoạch chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Cùng với đó, để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới, các cơ quan, đơn vị đã quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ hợp lý để cán bộ nữ phát huy tốt trình độ, năng lực trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị quản lý nhà nước… Hiện nay, về công tác đào tạo, có 2 nữ nghiên cứu sinh tiến sỹ, chiếm 28,57%; 87 nữ đào tạo thạc sỹ, chiếm 41%; 2.642 nữ đi học đại học, cao đẳng hệ tại chức, chiếm 50%; 36% cán bộ nữ được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; 65% cán bộ nữ được bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học. Đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ, ông Bình cho rằng: đội ngũ cán bộ nữ của tỉnh nhìn chung đều tích cực phấn đấu rèn luyện phẩm chất, đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ nữ đã phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo, tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm trong học tập, lao động và công tác, đạt được nhiều thành tích xuất sắc trong các lĩnh vực công tác. Ngoài việc làm tốt công tác xã hội, cán bộ nữ còn luôn làm tròn nghĩa vụ của người mẹ, người vợ lo toan công việc gia đình, chăm sóc, giáo dục con cái, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, bình đẳng, tiến bộ, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, hiện nay, trong thực hiện công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới của tỉnh vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Ông Bình cho biết: về tổ chức bộ máy, cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu; nguồn kinh phí chi cho hoạt động bình đẳng giới và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới đã được bố trí nhưng còn hạn hẹp. Công tác kiểm tra, đôn đốc và sự phối hợp giữa các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở chưa được thường xuyên; một số ít cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác bình đẳng giới và VSTBCPN. Đáng chú ý, hiện nay việc thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới chưa thực sự sâu rộng; vấn đề định kiến giới vẫn là vấn đề cần được quan tâm, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều chị em phụ nữ còn tự ti, an phận, chưa nỗ lực phấn đấu vươn lên… Thời gian tới, Ban VSTBCPN tỉnh sẽ tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền cho đối tượng cán bộ nữ, chị em phụ nữ dân tộc ở các xã biên giới và thực hiện kiểm tra toàn tỉnh về công tác cán bộ nữ và bình đẳng giới hiện nay.
Thanh Huyền
Ý kiến ()