LSO-Nếu như năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của Lạng Sơn chỉ đạt gần 230 tỉ đồng thì đến năm 2010 giá trị này đã tăng lên gần 2000 tỉ đồng, gấp 8,31 lần. Con số so sánh trên cho thấy: Trong vòng 10 năm qua lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đã được quan tâm đầu tư phát triển rất mạnh mẽ trong có đóng góp không nhỏ của công nghiệp nông thôn.Sản phẩm máy bơm nước của Công ty TNHH Bảo Long chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp địa phương - Ảnh: TSGiá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng cao trong những năm vừa qua, nguyên nhân cốt lõi nằm trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa tại nông thôn. Tỉnh ta đã tổ chức quán triệt tới các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tích cực đẩy mạnh hoạt động khuyến công, hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng khoa học và công nghệ vào chế biến, sản xuất tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm....
LSO-Nếu như năm 2000 giá trị sản xuất công nghiệp của Lạng Sơn chỉ đạt gần 230 tỉ đồng thì đến năm 2010 giá trị này đã tăng lên gần 2000 tỉ đồng, gấp 8,31 lần. Con số so sánh trên cho thấy: Trong vòng 10 năm qua lĩnh vực công nghiệp của tỉnh đã được quan tâm đầu tư phát triển rất mạnh mẽ trong có đóng góp không nhỏ của công nghiệp nông thôn.
|
Sản phẩm máy bơm nước của Công ty TNHH Bảo Long chiếm tỷ trọng cao trong ngành công nghiệp địa phương – Ảnh: TS |
Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn tăng cao trong những năm vừa qua, nguyên nhân cốt lõi nằm trong việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển các cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa tại nông thôn. Tỉnh ta đã tổ chức quán triệt tới các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tích cực đẩy mạnh hoạt động khuyến công, hỗ trợ đào tạo nghề cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng khoa học và công nghệ vào chế biến, sản xuất tăng năng suất, nâng cao giá trị sản phẩm. Các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Theo số liệu điều tra tại khu vực nông thôn, toàn tỉnh có 4.756 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Nhìn chung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất ở trình độ trung bình, tiên tiến phù hợp với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp với năng lực tài chính đầu tư. Đã và đang hình thành các cơ sở sản xuất công nghiệp trọng điểm có hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại trong ứng dụng KHKT tiên tiến phục vụ sản xuất như: nhà máy xi măng Đồng Bành, công suất 90 vạn tấn/ năm; nhà máy nhiệt điện Na Dương, công suất 100MW, sản lượng sản xuất bình quân 750 triệu KWh, CTy TNHH Hâm Thiên Lạng Sơn xây dựng nhà máy chế biến chì thỏi công suất 10.000 tấn/ năm… Đến năm 2010, trên địa bàn toàn tỉnh đã có 226/226 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia. Đến nay đã có 6 dự án thủy điện vừa và nhỏ với công nghệ tiên tiến đang được xúc tiến đầu tư, theo kế hoạch hết năm 2011 sẽ có 4 dự án chính thức đi vào hoạt động cung cấp điện cho sản xuất, tiêu dùng. Để thực hiện tốt công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa –hiện đại hóa nông nghiệp khu vực nông thôn, tỉnh Lạng Sơn đã phê duyệt các chương trình đề án khuyến công, chỉ đạo Trung tâm Khuyến công & Tư vấn phát triển Công nghiệp xây dựng thực hiện các đề án khuyến công ứng dụng khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nhằm góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn. Hỗ trợ, tạo điều kiện kịp thời cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh ta đã thực hiện 10 đề án khuyến công quốc gia và 34 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí thực hiện là 90.623 triệu đồng. Các chương trình hoạt động khuyến công chủ yếu là xây dựng mô hình trình diễn kĩ thuật, chuyển giao công nghệ và thực hiện dịch vụ tư vấn khoa học – công nghệ, hỗ trợ cho các tổ chức và cá nhân nâng cao năng lực sản xuất, quản lí chất lượng sản phẩm, tổ chức đào tạo nghề và tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm để các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế.
|
Hoạt động sản xuất gạch xây dựng ở huyện Cao Lộc – Ảnh: Phan Cầu |
Có thể khẳng định, với sự nỗ lực đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn của các cấp, các ngành trên địa bàn, tỉnh ta đã thu được nhiều kết quả khả quan. Kinh tế – xã hội nông nghiệp nông thôn đã có nhiều đổi mới, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vững chắc, góp phần thắng lợi vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của cả nước.
Phùng Dung
Ý kiến ()