LSO-Những năm gần đây, KH&CN của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, một phần quan trọng là nhờ chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Đối với Lạng Sơn – một tỉnh miền núi có nhiều cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, phát huy lợi thế này, Sở KH&CN thường xuyên có những trao đổi, giao lưu, học hỏi và nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Sự hợp tác quốc tế về khoa học giữa 2 địa phương đã mang lại một số thành tựu quan trọng trong lĩnh vực sản xuất của Lạng Sơn.Hội thảo về kỹ thuật trồng nho giữa Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc)“Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự, là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nước. Đứng trước xu thế phát triển tất yếu, nhận thức được những cơ hội và thách thức mà hội nhập đem lại, Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung đang khai thác hết...
LSO-Những năm gần đây, KH&CN của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, một phần quan trọng là nhờ chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước. Đối với Lạng Sơn – một tỉnh miền núi có nhiều cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc, phát huy lợi thế này, Sở KH&CN thường xuyên có những trao đổi, giao lưu, học hỏi và nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Sự hợp tác quốc tế về khoa học giữa 2 địa phương đã mang lại một số thành tựu quan trọng trong lĩnh vực sản xuất của Lạng Sơn.
|
Hội thảo về kỹ thuật trồng nho giữa Lạng Sơn (Việt Nam) và Quảng Tây (Trung Quốc) |
“Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời sự, là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi nước. Đứng trước xu thế phát triển tất yếu, nhận thức được những cơ hội và thách thức mà hội nhập đem lại, Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung đang khai thác hết những nội lực sẵn có để tạo ra những thuận lợi phát triển kinh tế”…, đây là sự khẳng định của đồng chí Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại hội nghị bên lề trước phiên họp vòng 5 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc. Cuộc họp song phương giữa 4 địa phương của Việt Nam và 4 tỉnh phía Trung Quốc (trong đó có Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây) đã thống nhất hướng đến hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực khoa học công nghệ.
Trao đổi về câu chuyện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, tiến sỹ Lường Đăng Ninh, Giám đốc Sở KH&CN cho biết: Nhiều năm qua, đối với Lạng Sơn, hoạt động hợp tác quốc tế về KHCN của tỉnh chủ yếu trên lĩnh vực nông lâm nghiệp nhằm khai thác tiềm năng về tài nguyên rừng, nâng cao cả về chất và lượng các sản phẩm đặc sản của địa phương có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong đó, tỉnh chú trọng hợp tác khoa học với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) do Quảng Tây và Lạng Sơn có đường biên giới lớn, có tiểu vùng khí hậu, vùng thổ nhưỡng và cơ cấu cây trồng khá giống nhau.
Thời gian qua, Sở KH&CN đã tổ chức 9 đoàn cán bộ sang nghiên cứu, khảo sát và làm việc tại Bằng Tường, Nam Ninh, Quế Lâm thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); đồng thời tiếp và làm việc tại tỉnh với 11 lượt đoàn chuyên gia nước ngoài, trong đó có 3 lượt đoàn chuyên gia Nhật Bản, 7 lượt đoàn chuyên gia đến từ Quảng Tây (Trung Quốc) và 1 đoàn chuyên gia Hoa Kỳ đến thăm và thúc đẩy hợp tác KHCN. Đặc biệt, ngành khoa học tỉnh Lạng Sơn đã triển khai thành công các dự án hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc) theo Nghị định thư như: Phối hợp tổ chức chợ công nghệ và thiết bị Hữu nghị Việt – Trung tại Lạng Sơn; triển khai 2 dự án “Hợp tác nghiên cứu cải tạo rừng hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật chế biến sản phẩm hồi”; dự án trình diễn ứng dụng kỹ thuật gây trồng vườn cây thuốc Lạng Sơn – Quảng Tây tại Lạng Sơn. Riêng đối với dự án “Hợp tác nghiên cứu cải tạo rừng hồi năng suất thấp và ứng dụng kỹ thuật chế biến sản phẩm hồi”, đội ngũ cán bộ khoa học Quảng Tây thường xuyên triển khai tập huấn kỹ thuật cải tạo rừng hồi năng suất thấp, trình diễn kỹ thuật chế biến sản phẩm hồi và tham gia hội thảo khoa học Việt – Trung về xúc tiến cải tạo rừng hồi năng suất thấp và phát triển thị trường hồi Lạng Sơn.
|
Giống nho Cự phong được ứng dụng trồng thành công tại Lạng Sơn |
Ngoài các dự án trên, sự hợp tác giữa hai Sở KHCN Lạng Sơn và Sở KHCN Quảng Tây đã và đang thực hiện chuyển giao công nghệ trồng thử nghiệm cây dưa vàng và cây nho Cự Phong – Trung Quốc tại Lạng Sơn. Dự án này được đánh giá có hiệu quả và có thể nhân ra diện rộng. Đây là cơ sở để xúc tiến thủ tục đầu tư và thành lập Hội Thương nghiệp Trung Quốc tại Lạng Sơn.
Trí Dũng
Ý kiến ()