Thứ 4, 25/12/2024 13:46 [(GMT +7)]
Lạng Sơn: Đảm bảo hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có gia súc gia cầm phải tiêu hủy do dịch
Thứ 5, 28/06/2012 | 16:26:00 [(GMT +7)] A A
Xin cảm ơn ông!
LSO-Trong thời gian qua , có nhiều luồng thông tin liên quan đến chính sách hỗ trợ kinh phí cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh. Nhiều thông tin chưa chính xác gây d ư luận khiến cho công tác dập dịch thêm khó khăn . Để có cái nhìn toàn diện và chính thống, phóng viên Báo Lạng Sơn đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Tăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT phụ trách lĩnh vực chăn nuôi, thú y.
Phóng viên: Thưa ông, hiện nay chính sách của tỉnh về kinh phí hỗ trợ các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy do dịch bệnh như thế nào?
Ông Nông Ngọc Tăng: Ngày 23/6/2012, Chủ tịch UBND tỉnh đã ra Quyết định số 780 phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó sẽ hỗ trợ trực tiếp cho các hộ gia đình, cá nhân, trang trại, hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm phải tiêu hủy theo quy định của Bộ NN&PTNT với mức hỗ trợ cụ thể như: hỗ trợ 35.000 đồng/kg thịt hơi đối với lợn; 45.000 đồng/kg thịt hơi đối với trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai; gia cầm thương phẩm, hỗ trợ 35.000 đồng/kg và hỗ trợ 15.000 đồng/con đối với gia cầm giống dưới 1 tháng tuổi. Mức hỗ trợ này được áp dụng từ ngày 1/1/2012 , được tính toán rất kỹ và đảm bảo sát với giá thị trường.
Phóng viên: Hiện nay cũng có nhiều dư luận về việc các hộ gia đình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cố tình dấu dịch hoặc thông báo chậm để bán chạy lợn dịch. Ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Ông Nông Ngọc Tăng: Trong các đợt xuất hiện dịch, bệnh , đại diện ngành NN&PTNT đều đến tận ổ dịch để kiểm tra, đôn đốc và hướng d ẫ n các biện pháp dập dịch. Chúng tôi đánh giá rất cao sự hợp tác của người dân trong công tác chống dịch, trong đa phần các trường hợp phát hiện dịch là do người dân báo tin kịp thời cho cán bộ thú y. Thậm chí khi buộc phải tiêu hủy, người dân cũng rất nghiêm túc chấp hành. Ví dụ điển hình như ở xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng có gia đình đã phát khóc khi phải tiêu hủy một lúc hơn 30 con lợn, rất tiếc, nhưng họ xác định việc đó có lợi cho cộng đồng, nên tự nguyện tiêu hủy, với lại họ vẫn có sự hỗ trợ của nhà nước. Mức giá ban hành đã sát với giá thị trường nên các hộ chăn nuôi cũng không lo thiệt hại nhiều. Cũng có một vài trường hợp chậm phát hiện bệnh, nhưng là do nhân dân nhầm tưởng dấu hiệu đó là của bệnh thông thường, cố gắng tự chạy chữa nên thông tin mới chậm, không phải là cố tình để bán tháo lợn bệnh.
Phóng viên: Ông có thể sơ qua vài nét về tình hình dịch tai xanh ở lợn trên địa bàn cho đến thời điểm này?
Ông Nông Ngọc Tăng:
Ngành NN&PTNT đã và đang có những biện pháp gì để khống chế triệt để các ổ dịch và nhận định của ông về tình hình hiện nay?
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, ngành NN&PTNT đã và đang tăng cường lực lượng, tích cực triển khai các biện pháp để khoanh vùng, khống chế các ổ dịch. Cách làm mới trong đợt này là điều trị theo phác đồ nên tỉ lệ khỏi triệu chứng khá cao, đồng thời đối với tiêm phòng cũng áp dụng bao vây từ vòng ngoài và tiêm thẳng vào ổ dịch, cách làm này đang phát huy hiệu quả. Ngoài ra, các cấp, ngành cũng đang tích cực vào cuộc, phối hợp đồng bộ để chống dịch. Chúng tôi cũng nhận định rằng diễn biến vẫn còn khá phức tạp, do vậy để chống dịch đạt hiệu quả cao, mong rằng nhân dân các địa phương, đặc biệt là ở trong vùng dịch và khu vực lân cận tích cực phối hợp với các ngành chức năng. T hực hiện “5 không”: không dấu dịch, không mua lợn bệnh, sản phẩm lợn bệnh, không bán chạy lợn mắc bệnh, không tự vận chuyển lợn bị mắc bệnh ra khỏi vùng dịch, không vứt xác lợn chết bừa bãi. Đồng thời triển khai đầy đủ các biện pháp theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Vũ Như Phong
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()