LSO-Từ đầu năm đến nay, điểm nhấn trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là việc khống chế thành công và kịp thời bao vây các ổ dịch. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, theo dự báo của cơ quan thú y, tình hình dịch, bệnh sẽ có diễn biến khó lường, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện nay.Cán bộ thú y huyện Văn Quan lấy mẫu huyết thanh giám sát bệnh tai xanh trên đàn lợn Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi xin điểm lại những diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi từ đầu năm đến nay. Trung tuần tháng 11/2010, dịch lở mồm long móng bùng phát tại Văn Lãng, sau đó các địa phương khác trong toàn tỉnh cũng đồng loạt bùng phát dịch. Trong khi chính quyền các địa phương và cơ quan chuyên môn đang gồng mình chống dịch, thì những đợt rét đậm, rét hại khắc nghiệt đầu năm 2011 lại làm cho tình hình trở nên xấu đi. Cùng lúc đó, ngày 29/1/2011, tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng lại bùng phát dịch cúm gia cầm. Tính...
LSO-Từ đầu năm đến nay, điểm nhấn trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là việc khống chế thành công và kịp thời bao vây các ổ dịch. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, theo dự báo của cơ quan thú y, tình hình dịch, bệnh sẽ có diễn biến khó lường, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện nay.
|
Cán bộ thú y huyện Văn Quan lấy mẫu huyết thanh giám sát bệnh tai xanh trên đàn lợn |
Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi xin điểm lại những diễn biến dịch bệnh trên đàn vật nuôi từ đầu năm đến nay. Trung tuần tháng 11/2010, dịch lở mồm long móng bùng phát tại Văn Lãng, sau đó các địa phương khác trong toàn tỉnh cũng đồng loạt bùng phát dịch. Trong khi chính quyền các địa phương và cơ quan chuyên môn đang gồng mình chống dịch, thì những đợt rét đậm, rét hại khắc nghiệt đầu năm 2011 lại làm cho tình hình trở nên xấu đi. Cùng lúc đó, ngày 29/1/2011, tại xã Minh Sơn, huyện Hữu Lũng lại bùng phát dịch cúm gia cầm.
Tính đến đầu tháng 4/2011, toàn tỉnh đã có 8.520 con gia súc mắc bệnh lở mồm long móng; 2.543 gia cầm nhiễm H5N1. Trước những diễn biến phức tạp đó, với sự chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, công tác ngăn chặn, khống chế dịch được tiến hành như một chiến dịch với quy mô lớn trong toàn tỉnh. Nhờ đó chỉ trong vòng cuối tháng 4/2011, tình hình dịch bệnh đã được khống chế.
Trong thời điểm này, ở 2 xã Đồng Ý và Vũ Lễ, huyện Bắc Sơn, cúm gia cầm lại xuất hiện trở lại, gần 3.000 gia cầm bị ốm, chết và buộc phải tiêu hủy. Rất kịp thời và chủ động, Chi cục thú y cùng với Trạm thú y địa phương đã nhanh chóng triển khai các biện pháp chống dịch khẩn cấp và chỉ trong một thời gian ngắn đã khoanh vùng được dịch, không để lây lan trên diện rộng.
Trong khi đó, đến cuối tháng 6/2011, mầm mống bệnh lợn tai xanh đã xuất hiện tại Đồn Biên phòng Tân Thanh, huyện Văn Lãng làm 15 con lợn chết và tiêu hủy. Ở một diễn biến khác, trong đầu tháng 8/2011, tại xã Đồng Tiến, huyện Hữu Lũng lại xuất hiện 115 con lợn ốm, được xác định là bệnh tai xanh, trong đó đã có 4 con bị chết và tiêu hủy. Cũng với tinh thần chủ động, giám sát phát hiện dịch kịp thời, bệnh đã nhanh chóng được khống chế, không phát sinh thành dịch.
Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, tuy đã khống chế thành công dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, nhưng trong suốt quãng thời gian sau đó, các bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm và bệnh tai xanh ở lợn vẫn xuất hiện lẻ tẻ đe dọa trực tiếp đến ngành chăn nuôi. Trong khi đó các bệnh thông thường như tụ huyết trùng, tiêm mao trùng…tuy không phát triển thành dịch, nhưng vẫn thường xuyên xảy ra ở các địa phương. Đây là những dấu hiệu cảnh báo dịch, bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào.
Trước tình hình đó, Chi cục Thú y một mặt tiếp tục tăng cường cán bộ ở cơ sở cùng với mạng lưới thú y viên và đội ngũ cộng tác thú y thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện dịch, mặt khác đảm bảo công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng ở những nơi tập trung chăn nuôi, các khu vực chợ…và đẩy mạnh công tác tiêm phòng. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã tiêm phòng được cho trên 250.000 lượt gia súc và hơn 272.000 con gia cầm. Theo nhận xét của cơ quan chuyên môn thì các chỉ tiêu tiêm phòng đều đạt cao so với cùng kỳ, nhưng vẫn đạt thấp so với kế hoạch, nguyên nhân do vắc xin lở mồm long móng chưa được phân bổ, trong khi đó năm 2011, Lạng Sơn lại không nằm trong chương trình tiêm phòng bắt buộc với cúm gia cầm…Thêm một nguyên nhân dễ nhận thấy nữa là các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn vẫn có tâm lý “ngại” tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Để khắc phục những hạn chế điểm trên, hiện nay Chi cục Thú y đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng địa phương, phấn đấu hoàn thành 80% chỉ tiêu tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Đồng thời tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác kiểm dịch vận chuyển và kiểm soát giết mổ. Từ đầu năm đến nay đã kiểm dịch vận chuyển 198.746 con lợn; kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được trên 500 nghìn con, tăng cao so với cùng kỳ. Cùng với đó đã xử lý tiêu hủy nhiều sản phẩm động vật và động vật nhập lậu, đáng chú ý đã tiêu hủy trên 4 tấn gia cầm thịt; 156.370 con gia cầm giống…và nhiều sản phẩm khác. Từ đó giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh từ nội tỉnh và xâm nhiễm từ bên ngoài.
Lê Minh
Ý kiến ()