LSO-Ngày 14/10/2008 sẽ mãi trở thành một trong những ngày đặc biệt quan trọng đối với Lạng Sơn khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 138/ QĐ- TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Kể từ sau Quyết định số 138, vai trò đầu cầu kết nối khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN và hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh được khẳng định rõ nét hơn bao giờ hết. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra những bước đột phá lớn trong tiến tình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Dự kiến đến năm 2015, đóng góp GDP của Khu kinh tế cửa khẩu vào GDP toàn tỉnh sẽ chiếm tới 57% và lên tới 68% vào năm 2020. Riêng tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2020 là trên 66 nghìn tỉ đồng. Một con số để viết ra cho chính xác thôi cũng đã khó. Bài 6: Khu...
LSO-Ngày 14/10/2008 sẽ mãi trở thành một trong những ngày đặc biệt quan trọng đối với Lạng Sơn khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 138/ QĐ- TTg về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Kể từ sau Quyết định số 138, vai trò đầu cầu kết nối khu mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh được khẳng định rõ nét hơn bao giờ hết. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn sau khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra những bước đột phá lớn trong tiến tình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Dự kiến đến năm 2015, đóng góp GDP của Khu kinh tế cửa khẩu vào GDP toàn tỉnh sẽ chiếm tới 57% và lên tới 68% vào năm 2020. Riêng tổng vốn đầu tư toàn xã hội đến năm 2020 là trên 66 nghìn tỉ đồng. Một con số để viết ra cho chính xác thôi cũng đã khó.
Bài 6: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn: Bước đột phá trong tiến trình phát triển của tỉnh
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được thành lập trong bối cảnh cả trong nước và quốc tế có rất nhiều điều kiện thuận lợi, việc thành lập khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn cùng thời điểm Trung Quốc thành lập Khu bảo thuế Bằng Tường (cũng là Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Bằng Tường) sẽ có những tác động tích cực, phản ánh đúng xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và giao lưu quốc tế. Sau khi đưa vào vận hành Khu kinh tế cửa khẩu sẽ thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu kinh tế giữa Lạng Sơn và Quảng Tây, tạo sự lan toả đến các khu vực khác. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt và hệ thống cửa khẩu rất thuận tiên trọng giao thương, là điểm nhấn khi Việt Nam trở thành cầu nối quan trọng kết nối Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, góp phần cụ thể hoá hợp tác hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung với việc thí điểm xây dựng Khu hợp tác kinh tế biên giới trên hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Cùng với việc hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, các hoạt động hợp tác tiểu vùng sông MÊKÔNG mở rộng GMS đang được thúc đẩy mạnh mẽ cũng là một trong những yếu tố thuận trong tiến tình xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn. Đặc biệt, công tác triển khai xây dựng Khu hợp tác kinh tế Đồng Đăng – Bằng Tường đang được thực hiện tích cực, hứa hẹn sẽ trở thành một trong những điểm sáng trong quan hệ kinh tế quốc tế Việt – Trung ở góc độ địa phương.
|
Hội nghị Xúc tiến đầu tư ngày 20 tháng 5 năm 2009 điểm nhấn trong quá trình xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu |
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn là một trong 3 khu kinh tế cửa khẩu lớn trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bên cạnh đó, Quan hệ hai nước Việt – Trung ngày càng được củng cố, là đối tác chiến lược toàn diện nên Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam. Khi đi vào hoạt động, cùng với các khu kinh tế cửa khẩu khác sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo bước đột phá cho địa phương nói riêng và cả nước nói chung, góp phần quan trọng giảm sự mất cân bằng cán cân thương mại Việt – Trung. Việc xây dựng thành công Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn sẽ tạo điều kiện liên kết và phát triển cho cả vùng núi, trung du Bắc Bộ, cho Khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, kinh tế cửa khẩu, hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội; tạo ra khu vực thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp, nguồn nguyên liệu để sản xuất, chế biến, gia công để xuất khẩu sang Trung Quốc, nhờ đó thúc đẩy phát triển thương mại Việt – Trung và các tuyến hành lang kinh tế.
Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn được hình thành trên diện tích 394 km, lấy thành phố Lạng Sơn và Khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng làm trọng tâm. Đây là khu kinh tế động lực, giữ vai trò chủ đạo, tạo sự đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội của Lạng Sơn trên cơ sở tập trung cho đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại, vận hành theo chuẩn mực quốc tế, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn là kinh tế cửa khẩu, trong đó ưu tiên phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, tao sự gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, không ngừng nâng cao đóng góp của khu vực này cho GDP của tỉnh Lạng Sơn. Mục tiêu cụ thể được xác định như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP bình quân thời kỳ 2011 – 2020 đạt khoảng 14% năm, trong đó: công nghiệp – xây dựng tăng 14,6% năm, dịch vụ tăng 15,4%, nông, lâm nghiệp tăng 4,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, đến năm 2015 đạt : dịch vụ 61,7%, công nghiệp – xây dựng 28,1%, nông, lâm ngư nghiệp 10,2%; đến năm 2020 đạt: dịch vụ 65,3%, công nghiệp – xây dựng 29,2%, nông, lâm, ngư nghiệp 5,5%; tỉ trọng GDP của Khu kinh tế cửa khẩu đến năm 2015 chiếm khoảng 57% và đến năm 2020 chiếm khoảng 68% GDP toàn tỉnh; tổng kim ngạch XNK qua địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu là 8 tỉ USD, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 là 2,9 tỉ USD, giai đoạn 2016 – 2020 là 5,1 tỉ USD; GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 36,4 triệu đồng/người (tương đương 1.865 USD), năm 2020 đạt 62,9 triệu đồng/người (tương đương 2.870 USD); tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 66.308 tỉ đồng, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 là 33.817 tỷ đồng, giai đoạn 2016 – 2020 là 32. 491 tỷ đồng; hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng trên 1,2 vạn lao động, dân số có cấu trúc tiến bộ đến năm 2020 khoảng gần 200 nghìn người, các lĩnh vực khác phát triển đồng bộ, hiện đại và bền vững.
Có thể nói Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn mở ra cho tỉnh rất nhiều cơ hội để bứt phá vươn lên, nhưng khu kinh tế này cũng đòi hỏi đáp ứng yêu cầu một khối lượng công việc, tư duy, chất xám, nguồn nhân lực và nguồn lực khổng lồ với quy mô chưa từng có từ trước tới nay tại Lạng Sơn. Xây dựng thành công Khu kinh tế cửa khẩu, đưa vào vận hành tốt và đóng góp hiệu quả cao cho kinh tế – xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục của tỉnh trong những năm tới và các năm tiếp theo. Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh đã ban hành các nghị quyết chuyên đề về phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; UBND tỉnh với đầu mối là Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu cũng đang có những bước đi tích cực, với quyết tâm tạo bước chuyển cho khu kinh tế; cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân thể hiện rõ sự đồng thuận và sát cánh cùng chính quyền trong tiến trình xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu. Với tất cả những yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hoà” như thế, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng Lạng Sơn trong tương lai không xa sẽ trở thành một điểm sáng của cả nước, trong quan hệ thương mại Việt – Trung và trong quá trình hợp tác, liên kết giữa các khu vực.
Mai Hoa - Trúc Lam
Ý kiến ()