LSO- Việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu dọc theo biên giới Việt - Trung đã được Chính phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 1996. Sau gần 15 năm bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, chính thức thành lập và từng bước đi vào hoạt động một số khu kinh tế cửa khẩu, thực tế đã cho thấy đây là một bước đi đúng đắn với tầm nhìn chiến lược và mang những lợi ích lâu dài. Các khu kinh tế cửa khẩu đã và đang chứng minh được tính ưu việt của mô hình, là động lực để các địa phương giáp biên tạo đột phá trong phát triển, và trở thành những điểm nhấn trong quan hệ thương mại hai nước Việt - Trung. Bài 5: Mô hình các khu kinh tế cửa khẩu:Những điểm nhấn dọc tuyến biên giới Việt - TrungNgày 18/9/1996, tại Quyết định số 675/QĐ-TTg lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 748 QĐ-TTg ngày 11/9/1997 về việc...
LSO- Việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu dọc theo biên giới Việt – Trung đã được Chính phủ Việt Nam bắt đầu thực hiện từ năm 1996. Sau gần 15 năm bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, chính thức thành lập và từng bước đi vào hoạt động một số khu kinh tế cửa khẩu, thực tế đã cho thấy đây là một bước đi đúng đắn với tầm nhìn chiến lược và mang những lợi ích lâu dài. Các khu kinh tế cửa khẩu đã và đang chứng minh được tính ưu việt của mô hình, là động lực để các địa phương giáp biên tạo đột phá trong phát triển, và trở thành những điểm nhấn trong quan hệ thương mại hai nước Việt – Trung.
Bài 5: Mô hình các khu kinh tế cửa khẩu: Những điểm nhấn dọc tuyến biên giới Việt – Trung
Ngày 18/9/1996, tại Quyết định số 675/QĐ-TTg lần đầu tiên Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm một số chính sách tại khu vực cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 748 QĐ-TTg ngày 11/9/1997 về việc thí điểm áp dụng một số chính sách tại khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn. Sau 5 năm cho phép một số khu được thực hiện mô hình thí điểm, ngày 19/4/2001, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 53/2001/ QĐ-TTg chính thức tạo khuôn khổ pháp lý cho mô hình khu kinh tế cửa khẩu đi vào vận hành và ổn định lâu dài. Theo Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/4/2001 về chính sách đối với khu kinh tế cửa khấu biên giới và Quyết định số 273/2005/ QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg thì các khu kinh tế cửa khẩu được hưởng một số cơ chế ưu đãi đặc biệt như: đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, thương mại, du lịch, đất đai và thuế cùng cơ chế thông thoáng trong đầu tư, xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, ngân hàng…
Từ sau Quyết định 53/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các khu kinh tế cửa khẩu mới thực sự phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép một số cửa khẩu biên giới Việt – Trung được phép áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu như: Quyết định 185/2001/QĐ-TTg ngày 06/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép cửa khẩu Chi Ma, tỉnh Lạng Sơn được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 83/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về phạm vi áp dụng chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu biên giới của tỉnh Cao Bằng; Quyết định 184/2001/QĐ-TTg ngày 21/11/2001 về việc cho phép cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu; Quyết định 187/2001/QĐ-TTg ngày 07/12/2001của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép cửa khẩu Ma Lù Thàng, tỉnh Lai Châu được áp dụng chính sách khu kinh tế cửa khẩu biên giới. Đặc biệt Quyết định số 748/TTg ngày 11/9/1997 của Thủ tướng Chính Phủ về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn, trong đó có Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng đã thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh. Cho đến nay, Tân Thanh vẫn chỉ là một cặp chợ biên giới, nhưng đang hoạt động sôi nổi, trở thành một trong những cửa khẩu có hoạt động XNK hàng hoá lớn nhất tyến biên giới Việt – Trung.
Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã thành lập các Khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung như: Quyết định số 115/2002/QĐ- TTg ngày 13/92002 về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu và áp dụng chính sách Khu kinh tế cửa khẩu đối với khu vực Hoành Mô – Đồng Văn và Bắc Phong Sinh. Tuy nhiên, ngày 14/3/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số 29/2008/NĐ – CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, trong đó quy định: “Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này”. Nghị định 29 đã bãi bỏ Quyết định số 53/2001 và Quyết định số 273/2005 sửa đổi bổ sung QĐ số 53, đồng thời xây dựng một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh hơn cho sự phát triển của các khu kinh tế cửa khẩu. Căn cứ Nghị định số 29, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 33/2009 ngày 2/3/ 2009 về việc ban hành cơ chế chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.
|
Hội nghị Ủy ban công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) – Ảnh: Đông Bắc |
Căn cứ Nghị Định 29/2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập các Khu kinh tế cửa khẩu tuyến biên giới Việt – Trung như: Quyết định số 44/2008/QĐ – TTg ngày 26/3/ 2008 về việc ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tỉnh Lào Cai; Quyết định số/138/2008/QĐ – TTg ngày 14/10/ 2008 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn; Quyết định số 136/ 2009/ QĐ- TTg ngày 26/11/2009 về việc thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang. Các Khu kinh tế cửa khẩu tuyến biên giới Việt – Trung đã và đang trở thành những trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp, là đầu mối giao thông cho hoạt động thương mại biên giới Việt – Trung nói chung và hoạt động XNK hàng hoá sang Trung Quốc nói riêng.
Theo dõi các cơ chế, chính sách của Chính phủ về các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt – Trung từ năm 1996 đến nay, bắt dầu từ việc áp dụng thí điểm, ban hành, sửa đổi các cơ chế chính sách chung đến việc thành lập và từng bước đi vào hoạt động các khu kinh tế cửa khẩu với những đặc thù riêng, có thể nhận thấy hiện nay hệ thống cơ chế, chính sách đối với các khu kinh tế cửa khẩu đã tương đối hoàn thiện, thể hiện rõ hướng ưu tiên đầu tư trọng tâm của Chính phủ đối với các tỉnh biên giới Việt – Trung. Vấn đề hiện nay đối với các tỉnh có khu kinh tế cửa khẩu như Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn… là làm sao để vận dụng tốt cơ chế chính sách, các ưu đãi của Chính phủ; huy động được tối đa nguồn lực; xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu thực sự trở thành khu động lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển của tỉnh, phát huy tiềm năng, lợi thế, vươn lên xứng tầm kỳ vọng.
Lạng Sơn, cảng thương mại trên đất liền (Bài 4)
Mai Hoa - Trúc Lam
Ý kiến ()