LSO-Trong bối cảnh quan hệ kinh tế thương mại Việt – Trung đang có những bước phát triển nhanh chóng, Lạng Sơn và Quảng Tây cũng đứng trước nhiều cơ hội để hợp tác ở cấp độ địa phương. Những năm gần đây, quan hệ thương mại biên giới Lạng Sơn - Quảng Tây được triển khai khá sâu rộng và toàn diện do Chính phủ hai nước Việt - Trung đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội mới trong giao lưu kinh tế. Nắm bắt cơ hội ấy, Lạng Sơn và Quảng Tây đang rất tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại hai bên đi vào chiều sâu, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa các địa phương giáp biên giới. Xe chở hàng nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu Tân ThanhBài 4: Quan hệ thương mại biên giới giữa Lạng Sơn và Quảng Tây: Đẩy mạnh hợp tác theo chiều sâuQuảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam có đường biên giới trên bộ dài hơn 1000 (riêng Lạng Sơn là 223 km) với 8 huyện và thành phố của Quảng Tây tiếp giáp. Quảng Tây có 12 cảng...
LSO-Trong bối cảnh quan hệ kinh tế thương mại Việt – Trung đang có những bước phát triển nhanh chóng, Lạng Sơn và Quảng Tây cũng đứng trước nhiều cơ hội để hợp tác ở cấp độ địa phương. Những năm gần đây, quan hệ thương mại biên giới Lạng Sơn – Quảng Tây được triển khai khá sâu rộng và toàn diện do Chính phủ hai nước Việt – Trung đã và đang mở ra rất nhiều cơ hội mới trong giao lưu kinh tế. Nắm bắt cơ hội ấy, Lạng Sơn và Quảng Tây đang rất tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại hai bên đi vào chiều sâu, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa các địa phương giáp biên giới.
|
Xe chở hàng nông sản xuất khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh |
Bài 4: Quan hệ thương mại biên giới giữa Lạng Sơn và Quảng Tây: Đẩy mạnh hợp tác theo chiều sâu
Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam có đường biên giới trên bộ dài hơn 1000 (riêng Lạng Sơn là 223 km) với 8 huyện và thành phố của Quảng Tây tiếp giáp. Quảng Tây có 12 cảng mở buôn bán với nước ngoài và 25 khu thương mại cho người dân vùng biên trong đó có Lạng Sơn. Quảng Tây là một trong những cửa ngõ của các tỉnh phía Nam Trung Quốc đi ra biển Đông và tới các nước ASEAN, là vị trí quan tọng trong hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ. Từ nhiều năm nay, Quảng Tây trở thành điểm trung chuyển quan trọng cho các sản phẩm Việt Nam đi sâu vào lãnh thổ Trung Quốc. Cho đến nay, khoảng 70% sản phẩm Quảng Tây nhập khẩu từ Việt Nam được bán tại những khu vực khác ở Trung Quốc.
Có thể nói Lạng Sơn có vị trí địa lý kinh tế, chính trị khá đặc biệt trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Quảng Tây và miền Nam Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (CAFTA), Lạng Sơn có hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ rất thuận tiện, nối liền với các Trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. Với 2 cửa khẩu quốc tế đường sắt và đường bộ, 2 cửa khẩu chính và nhiều cặp chợ, lối mở, đã tạo cho Lạng Sơn có một thị trường sôi động, phong phú, đã và đang trở thành một thị trường chung chuyển hàng hoá lớn của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Nhận thức rõ vị trí, tiềm năng lợi thế của hai bên, trong những năm gần đây, Lạng Sơn và Quảng Tây ngày càng thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ kinh tế thương mại, tăng cường đối ngoại, hợp tác chặt chẽ trong các hoạt động XNK và phát triển khu kinh tế cửa khẩu, đặc biệt là xây dựng khu hợp tác kinh tế biên giới Đồng Đăng – Bằng Tường. Đây là khu chức năng giữ vai trò trọng tâm, chủ đạo trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn và là một trong những tâm điểm của hành lang kinh tê Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước và doanh nghiệp nước thứ 3 triển khai hợp tác để hành lang kinh tế này trở thành điểm tăng trưởng mới của của hợp tác kinh tế thương mại hai nước và phát huy vai trò hợp tác kinh tế thương mại ASEAN – Trung Quốc. Mục tiêu cụ thể được xác định là đưa mức tăng trưởng GDP toàn tuyến lên gấp 1,2 đến 1,4 lần so với mức trung bình của cả nước, nâng tổng kim ngạch XNK qua tuyến hành lang kinh tế đạt mức tăng trưởng bình quân 20% năm, đến năm 2010 đạt khoảng 2 tỉ USD, năm 2015 đạt 4,5 – 5 tỉ USD, năm 2020 đạt 10 tỉ USD. Mục tiêu trên là hoàn toàn khả thi, bởi chỉ tính riêng kim ngạch XNK qua địa bàn Lạng Sơn năm 2010 đã đạt khoảng 1,620 tỉ USD, tăng 7,9 %, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 500 triệu USD, tăng 23,5%, riêng kim ngạch hàng xuất khẩu của Lạng Sơn ước đạt 44,2 triệu USD gồm các mặt hàng như hoa hồi, nhựa thông, quặng kim loại, cây dược liệu, nông lâm sản khác như gỗ dăm, lá thạch đen…
Xác định được tầm quan trọng trong quan hệ thương mại với Quảng Tây đối với sự phát triển của tỉnh, trong những năm qua, Lạng Sơn đã tập trung thực hiện nhiều quyết sách đột phá nhằm thông thoáng hoạt động kinh tế thương mại trên địa bàn, tăng cường tiếp xúc song phương, tích cực đầu tư xây dựng hạ tầng khu vực cửa khẩu phục vụ các hoạt động XNK giữa hai bên. Hiện nay, thị trường miền Đông và Nam Trung Quốc đang được Chính phủ Trung Quốc tập trung đầu tư và ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ, tạo thành một thị trường sôi động kề sát Lạng Sơn, tuyến hành lang kinh tế đang được các tổ chức quốc tế chú ý và tạo mọi điều kiện để thúc đẩy phát triển, Chính phủ cũng dành nhiều ưu tiên cho kinh tế biên giới đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng. Đây có thể được coi như những “cơ hội vàng” đối với Lạng Sơn trong tiến trình hợp tác, nỗ lực vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội, hướng tới chiều sâu, quan hệ thương mại biên giới Lạng Sơn – Quảng Tây sẽ có những bước phát triển đột phá, trở thành điểm sáng trong quan hệ thương mại hai nước Việt – Trung.
Mai Hoa - Trúc Lam
Ý kiến ()