LSO-Có thể nói sau gần 20 năm khôi phục và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, cả Việt Nam và Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, điều hành hoạt động XNK qua các cửa khẩu biên giới hai nước. Tất nhiên mỗi nước có quan điểm và cách làm riêng, nhưng có thể nhận thấy trong những năm gần đây “độ vênh” về về cơ chế, chính sách giữa hai nước đã giảm đi nhiều, và một trong những yếu tố cơ bản tạo nên bước chuyển mang tính đòn bẩy này chính là việc hai nước đã thiết lập được các cơ chế hợp tác song phương chặt chẽ, hiệu quả.Bài 2: Cơ chế, chính sách điều hành XNK qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung: Đòn bẩy phát triển thương mại song phươngHoạt động XNK qua các cửa khẩu biên giới Việt - Trung được chi phối và điều chỉnh bởi một hệ thống các cơ chế, chính sách quản lý, điều hành phức tạp. Trong đó có những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới WTO...
LSO-Có thể nói sau gần 20 năm khôi phục và phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, cả Việt Nam và Trung Quốc đã có rất nhiều nỗ lực để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý, điều hành hoạt động XNK qua các cửa khẩu biên giới hai nước. Tất nhiên mỗi nước có quan điểm và cách làm riêng, nhưng có thể nhận thấy trong những năm gần đây “độ vênh” về về cơ chế, chính sách giữa hai nước đã giảm đi nhiều, và một trong những yếu tố cơ bản tạo nên bước chuyển mang tính đòn bẩy này chính là việc hai nước đã thiết lập được các cơ chế hợp tác song phương chặt chẽ, hiệu quả.
Bài 2: Cơ chế, chính sách điều hành XNK qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung: Đòn bẩy phát triển thương mại song phương
Hoạt động XNK qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung được chi phối và điều chỉnh bởi một hệ thống các cơ chế, chính sách quản lý, điều hành phức tạp. Trong đó có những quy định của Tổ chức Thương mại thế giới WTO mà hai nước là thành viên, Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung quốc, các dự án hợp tác, cam kết đã ký tại các diễn đàn hợp tác kinh tế… đặc biệt, bên cạnh các cơ chế quản lý, điều phối thương mại riêng của mỗi nước, hoạt động XNK hai nước chịu sự tác động sâu sắc bởi các cơ chế hợp tác song phương. Và một trong những bước tiến đầu tiên thiết lập cơ chế ấy chính là ngày 22/12/1994, Uỷ ban Hợp tác Kinh tế – thương mại Việt – Trung được thành lập tại Hà Nội. Tại kỳ họp lần thứ 6 (tháng 6/2008) tại Bắc Kinh, Uỷ ban đã quan tâm giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy phát triển XNK qua biên giới. Cùng với việc ổn định phát triển XNK hàng hoá có giá trị lớn, Uỷ ban đã đưa ra các giải pháp đa dạng hoá các mặt hàng XNK biên giới, đảm bảo sự ổn định của thương mại biên giới. Tại kỳ họp lần thứ 6, Uỷ ban đã thống nhất quan điểm: Mậu dịch biên giới đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế tại khu vực biên giới hai nước, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân khu vực biên giới. Đồng thời khẳng định: Sẽ tiếp tục mở rộng mậu dịch biên giới, thực hiện ổn định chính sách biên mậu theo hướng khuyến khích phát triển mậu dịch biên giới, kiên quyết ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, buôn bán chất độc hại nhằm thúc đẩy mậu dịch biên giới hai nước phát triển lành mạnh và ổn định. Uỷ ban đã khuyến khích tăng cường trao đổi thông tin qua hệ thống mạng điện tử để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp hai nước khi làm thủ tục thông quan, đồng thời góp phần quản lý có hiệu quả hơn và ngăn chặn hiện tượng C/O giả; phối hợp nhanh chóng, thông báo kết quả xác minh những C/O mà Hải quan bên kia có yêu cầu xác minh… tháng 11/ 2006, Uỷ ban Chỉ đạo Hợp tác thương mại song phương Việt – Trung được thành lập đã ghi dấu thêm một bước tiến nữa trong quá trình phát triển quan hệ thương mại hai nước. Một mối quan hệ đã và đang đi vào chiều sâu, có hệ thống và thực sự phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng nước trên tinh thần vì lợi ích và sự phát triển chung.
|
Công ty Liên doanh vận tải ô tô Sơn Đức- Một mô hình hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước Việt –Trung |
Bên cạnh Uỷ ban Hợp tác, nhóm công tác thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã được thành lập để xử lý những vấn đề cụ thể, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh trong hoạt động XNK hàng hoá qua biên giới đất liền. Nhóm công tác đã phối hợp, xây dựng những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy thương mại biên giới Việt -Trung phát triển thuận lợi, phát huy tác dụng tích cực, thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại khu vực biên giới, nâng cao mức sống của cư dân hai bên biên giới Việt – Trung. Trong quá trình triển khai, nhóm công tác đã từng bước giải quyết vấn đề phía Trung Quốc chỉ định các cửa khẩu nhập khẩu đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời thông báo cho các cơ quan quản lý và cư dân hai bên biên giới danh mục hàng hoá được phép và không được phép thông quan theo hình thức thương mại cặp chợ biên giới. Nhóm công tác đã hợp tác, xây dựng những giải pháp nhằm thuận lợi hoá thương mại tại các cửa khẩu biên giới Việt – Trung trên các lĩnh vực như hải quan, kiểm tra chất lượng, giao thông vận tải… đồng thời hợp tác để thúc đẩy xuất khẩu qua biên giới các mặt hàng gạo, rau quả, thuỷ sản, sắn lát và tinh bột sắn sang thị trường Trung Quốc. Qua trao đổi, phía Trung Quốc đã ngày càng tạo điều kiện thông quan các mặt hàng mau hỏng của Việt Nam như rau quả, thuỷ sản, hàng đông lạnh… Nhóm công tác cũng đã xây dựng những cơ chế nhằm khuyến khích hải quan, cơ quan chủ quản về kiểm nghiệm, kiểm dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm đơn giản hoá thủ tục thông quan tại các cửa khẩu biên giới, kịp thời phối hợp giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến thương mại song phương. Tạo điều kiện thuận lợi trong kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy định và thủ tục tại cửa khẩu đối với mặt hàng nông lâm thuỷ sản xuất khẩu giữa hai nước Việt – Trung. Phía Trung Quốc đã tổ chức hướng dẫn, phổ biến việc giám sát ghi nhãn trên bao bì các mặt hàng trái cây xuất khẩu qua các cửa khẩu sang Trung Quốc bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Nhóm công tác cũng đã hợp tác, xây dựng hệ thống thông tin giúp các thương nhân kiểm tra chứng thư về chất lượng, kiểm dịch và C/O điện tử nhằm giảm thiểu hiện tượng giả mạo chứng thư, chứng nhận, từ đó giảm rủi ro cho doanh nghiệp hai bên khi giao dịch.
Một trong những giải pháp hàng đầu nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Trung được các chuyên gia kinh tế đưa ra đó là: Hai nước cần xây dựng một cơ chế hợp tác kinh tế thương mại biên giới toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: trao đổi thông tin, triển khai các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông người hàng hoá qua lại biên giới; đơn giản, hiện đại hoá thanh toán XNK qua biên giới… đồng thời cần củng cố và tăng cường tiếp xúc giữa chính quyền các địa phương hai nước Việt Nam và Trung Quốc để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong hoạt động XNK trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới đất liền hai nước. Bằng các cơ chế hợp tác song phương, hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã và đang rất tích cực triển khai các giải pháp ấy.
Mai Hoa - Trúc Lam
Ý kiến ()