Lãng phí trong mua sắm thiết bị y tế ở Kiên Giang
Bệnh viện đa khoa huyện Kiên Lương, nơi có nhiều thiết bị y tế vẫn còn nằm trong kho. Tại một số bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Kiên Giang hiện có nhiều máy móc, thiết bị y tế từ thông dụng đến kỹ thuật cao được trang bị nhiều năm qua nhưng vẫn còn nằm trong kho, chưa một lần sử dụng. Lãng phí hàng tỷ đồng vốn đầu tư là rõ ràng, nhưng qua đó còn báo động thực trạng, đầu tư chưa gắn nhu cầu.Lãng phí hàng tỷ đồng10 năm trước Bệnh viện đa khoa Kiên Lương (huyện Kiên Lương) được quy hoạch trở thành bệnh viện khu vực của vùng tứ giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang. Nhưng đến nay, đề án này đã "vỡ". Bệnh viện đa khoa Kiên Lương không chỉ không đủ tiêu chuẩn "thăng hạng hai" mà còn có nguy cơ "xuống không hạng": Người bệnh ngày một thưa dần do cơ sở vật chất xuống cấp nhanh, đội ngũ bác sĩ thiếu trầm trọng, không bảo đảm tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh. Nhưng ngược lại, gần bốn năm qua, tại bệnh viện này lại "dư dả" đến tám...
Bệnh viện đa khoa huyện Kiên Lương, nơi có nhiều thiết bị y tế vẫn còn nằm trong kho. |
Tại một số bệnh viện tuyến huyện ở tỉnh Kiên Giang hiện có nhiều máy móc, thiết bị y tế từ thông dụng đến kỹ thuật cao được trang bị nhiều năm qua nhưng vẫn còn nằm trong kho, chưa một lần sử dụng. Lãng phí hàng tỷ đồng vốn đầu tư là rõ ràng, nhưng qua đó còn báo động thực trạng, đầu tư chưa gắn nhu cầu.
Lãng phí hàng tỷ đồng
10 năm trước Bệnh viện đa khoa Kiên Lương (huyện Kiên Lương) được quy hoạch trở thành bệnh viện khu vực của vùng tứ giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang. Nhưng đến nay, đề án này đã “vỡ”. Bệnh viện đa khoa Kiên Lương không chỉ không đủ tiêu chuẩn “thăng hạng hai” mà còn có nguy cơ “xuống không hạng”: Người bệnh ngày một thưa dần do cơ sở vật chất xuống cấp nhanh, đội ngũ bác sĩ thiếu trầm trọng, không bảo đảm tốt nhu cầu khám và điều trị bệnh. Nhưng ngược lại, gần bốn năm qua, tại bệnh viện này lại “dư dả” đến tám máy móc, thiết bị y tế như: Máy siêu âm 3D-4D, hai bộ soi trực tràng loại ống cứng-ống mềm, ghế và bộ khám điều trị tai mũi họng, hệ thống nội soi dạ dày, tá tràng, hệ thống nội soi trực tràng, máy sóng ngắn điều trị… với số tiền đầu tư hơn 2,4 tỷ đồng.
Nhưng dẫn đầu trong danh sách những bệnh viện “cất kỹ” thiết bị y tế là Bệnh viện đa khoa An Minh (huyện An Minh) – một trong bốn huyện của vùng U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Đây là một huyện nghèo, thu nhập chủ yếu từ phát triển nông nghiệp. Nhưng tại bệnh viện này, có tổng cộng 17 loại máy móc, dụng cụ y tế được bàn giao từ tháng 8-2010 vẫn còn nằm trong kho như: Máy phân tích khí trong máu, máy đo độ đông máu cầm tay, máy cất nước, máy phun dịch khử trùng, bàn mổ đa năng thủy lực, bộ dụng cụ phẫu thuật tiêu hóa, bộ dụng cụ phẫu thuật sản khoa, dàn đèn mổ treo trần, đèn mổ di động… Tổng số tiền đầu tư cho những máy móc, thiết bị này là hơn ba tỷ đồng. Một số bệnh viện như: Đa khoa Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Phú Quốc, Giang Thành cũng góp mặt trong danh sách “trùm mền” máy móc, thiết bị y tế.
Nằm trong kho lâu ngày, các loại máy móc không chỉ bị lạc hậu về công nghệ, giá trị sụt giảm mà còn bị hỏng hóc, xuống cấp do khí hậu khắc nghiệt và điều kiện bảo quản không bảo đảm. Bác sĩ Đỗ Hữu Trí, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Kiên Lương cho biết, bệnh viện này vừa triển khai đưa máy siêu âm 3D-4D (hơn 1,4 tỷ đồng) vào sử dụng, nhưng phải dừng lại vì máy đã bị hỏng, đang chờ báo giá để sửa chữa. Và khi đưa máy vào sử dụng thì không thể biết được vì kinh phí, thủ tục đầu tư sửa chữa không đơn giản.
Được biết, các gói thiết bị y tế được mua sắm trang bị cho các bệnh viện đều căn cứ vào Quyết định số 2025, ngày 22-8-2008 của UBND tỉnh Kiên Giang về phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2008-2012 do Sở Y tế Kiên Giang làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, tại mục 4 của quyết định nêu khá rõ: “Mua sắm trang thiết bị thiết yếu phải căn cứ vào nhu cầu đề án quy hoạch sử dụng, phù hợp với trình độ cán bộ và theo danh mục do Bộ Y tế quy định, phù hợp với quy mô của từng bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực”.
Đầu tư không đồng bộ
Dư luận đặt câu hỏi. Trong khi ngành y tế Kiên Giang vẫn còn nhiều khó khăn, tình trạng cơ sở y tế xuống cấp, thiếu bác sĩ, trang thiết bị y tế còn thiếu thốn… thì tại sao một số bệnh viện được đầu tư máy móc, thiết bị lại không đưa vào sử dụng? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi đã gặp lãnh đạo một số bệnh viện, trao đổi ý kiến với lãnh đạo, công chức Sở Y tế và tiếp xúc cơ quan thanh tra. Trước tiên, công tác mua sắm máy móc, thiết bị y tế của Ban quản lý các dự án chuyên ngành y tế thuộc Sở Y tế Kiên Giang chưa xuất phát từ nhu cầu sử dụng, điều trị cụ thể của từng đơn vị bệnh viện. Giám đốc một bệnh viện cho biết, quy trình mua sắm máy móc, thiết bị y tế tùy theo điều kiện nhu cầu thực tế của các đơn vị mà thủ trưởng đơn vị đề nghị lên trên (Sở Y tế). Nhưng thực tế thời gian qua nhiều trường hợp mua sắm thiết bị y tế từ trên áp xuống. Chính vì vậy, tại một số bệnh viện dù được trang bị các máy móc, thiết bị kỹ thuật cao nhưng lại không “đồng bộ” về mặt nhân lực, kỹ thuật, cơ sở vật chất nên “lực bất tòng tâm” phải “cất” trong kho. “Được trang bị máy móc, thiết bị y tế cơ sở chúng tôi rất mừng. Nhưng… do chưa có người sử dụng. Chúng tôi đang đưa người đi đào tạo, khi về sẽ triển khai sử dụng” – vị giám đốc này nói.
Mặt khác, một số trang thiết bị chưa đồng bộ về mặt công nghệ. Phần nhiều là các bộ dụng cụ phẫu thuật, do đó các bệnh viện không thể triển khai sử dụng. Như Bệnh viện đa khoa Vĩnh Thuận được trang bị bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi nhưng lại thiếu màn hình; Bệnh viện đa khoa Phú Quốc, bộ dụng cụ phẫu thuật tiêu hóa được cấp nhưng chưa đầy đủ theo yêu cầu của việc phẫu thuật, điều trị. Còn tại Trung tâm y tế huyện U Minh Thượng, dù đơn vị này mới thành lập, chưa triển khai trang phục cho người bệnh và cán bộ y tế còn rất ít nhưng lại được trang bị nồi hấp và máy giặt – vắt. Đơn vị không đưa máy vào sử dụng vì sử dụng sẽ lãng phí. Một số lò đốt rác do công nghệ lạc hậu, hao tốn nhiều nhiên liệu, nên các bệnh viện cũng không đưa vào sử dụng.
Theo lãnh đạo các bệnh viện, một số máy móc trang thiết bị y tế chưa đưa hoặc chậm đưa vào sử dụng có nguyên nhân khách quan và chủ quan từ phía đơn vị sở hữu. Tại Bệnh viện đa khoa Kiên Lương, chỉ trong vòng hai năm đã có đến 11 bác sĩ nghỉ việc, gây nên sự hụt hẫng lớn về nhân sự. Theo bác sĩ Đỗ Hữu Trí, những bác sĩ được đào tạo để sử dụng các loại máy móc nghỉ việc, đơn vị phải lên kế hoạch đào tạo, tập huấn cho các bác sĩ mới. Nhưng Bệnh viện đa khoa Kiên Lương hiện chỉ còn 15 bác sĩ, trong khi đó nhu cầu từ 30 đến 32 bác sĩ, nên hiện đáp ứng việc khám và chữa bệnh đã là khó khăn. Mặc khác, do nội bộ ở bệnh viện này trước đây không đoàn kết, dẫn đến môi trường làm việc nặng nề, khiến nhiều bác sĩ chán nản, tinh thần phục vụ bị giảm sút, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, nên không muốn đưa các thiết bị máy móc và sử dụng, dành thời gian cho phòng mạch tư.
Từ năm 2008 đến 2010, Sở Y tế Kiên Giang còn bố trí vốn trái phiếu chính phủ mua ba máy CT Scanner để trang bị cho Bệnh viện đa khoa Phú Quốc, Giồng Riềng và Vĩnh Thuận, với tổng số tiền hơn 26,5 tỷ đồng. Việc đầu tư này là trái với Quyết định 47/2008/QĐ-TTg ngày 2-4-2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 7-5-2009 của Thủ tướng Chính phủ (bổ sung một số điều của Quyết định số 47) và Quyết định 3333/QĐ-BYT ngày 8-9-2008 của Bộ Y tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()