Lần đầu tiên Giáo hội Phật giáo thực hiện Lễ hội Quảng Chiếu
Lễ hội thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và khách du lịch tham dự.
Lễ hội Quảng Chiếu vừa có nghi lễ cầu nguyện kết hợp với các chương trình: Biểu diễn nghệ thuật qua vũ khúc “Lục cúng hoa đăng,” “Phóng sanh đăng”; triển lãm cổ vật với chuyên đề “Di sản văn hóa nghệ thuật cổ Phật giáo và Hindu giáo khu vực phía Nam” và ẩm thực chay với chủ đề “Môi trường hiền thiện – cuộc sống hạnh phúc.”
Để tổ chức Lễ hội Quảng Chiếu, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế đã dựng 4 cây thiên đăng được cố định cách mặt đất 30 mét, 9 ngọn địa đăng, 710 thủy đăng tượng trưng cho 710 năm Thuận Hóa-Phú Xuân-Thừa Thiên-Huế để thực hiện trong lễ hội, cùng với các nội dung về nghi lễ đặc thù theo phong cách nghi lễ – tín ngưỡng Phật giáo cố đô.
Theo Hoà thượng Thích Hải Ấn, Phó Ban Trị sự, kiêm Trưởng ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế, Trưởng Ban thực hiện Lễ hội Quảng Chiếu, lễ hội là sự kết tinh tâm nguyện tha thiết của tăng ni, phật tử Thừa Thiên-Huế cầu mong đất nước thanh bình, mưa thuận gió hòa, nhân dân an cư lạc nghiệp, thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc, hạnh phúc.
Với truyền thống ấy, xuất phát từ lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý Đức Phật nhằm phục vụ dân tộc, phục vụ chúng sanh, tăng ni, phật tử Thừa Thiên-Huế luôn tích cực trong mọi hoạt động Phật sự theo phương châm “Đạo Phật – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội,” góp phần cùng nhân dân xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhân bản, văn minh và tiến bộ; nêu cao tinh thần yêu nước, yêu chuộng hòa bình, đoàn kết phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, cùng hướng tới tương lai.
Theo sử liệu, Lễ hội Quảng Chiếu có từ thời Lý, do Vương triều Lý tổ chức và liên quan mật thiết tới Phật giáo.
Sử ghi lại thời gian tổ chức thường vào tháng 9 hàng năm. Văn bia “Sùng Thiện Diên Linh” ở chùa Đọi (Hà Nam, tạo khắc năm 1121) có một đoạn miêu tả cụ thể về lễ hội này…/.
Ý kiến ()