Làm sâu sắc hơn tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Việt Nam – Campuchia
Từ ngày 22 đến 28/10, Đoàn đại biểu công dân Campuchia, đại diện cho những người đã từng giúp đỡ quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lim Chhay, Phó Quốc vụ khanh Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi thanh niên Campuchia, Trưởng đoàn, về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.Ông Lim Chhay, Phó Quốc vụ khanh Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi thanh niên Campuchia (Ảnh:Khánh Lan)Phóng viên (PV): Xin ông chia sẻ cảm nghĩ của ông và Đoàn về chuyến thăm này?Ông Lim Chhay: Đoàn đại biểu công dân Campuchia sang thăm Việt Nam từ ngày 22 đến 28/10, theo lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Đoàn gồm 10 thành viên là những người từng giúp đỡ các cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam trong thời gian làm việc và chiến đấu tại Campuchia. Chuyến thăm này đặc biệt có ý...
Từ ngày 22 đến 28/10, Đoàn đại biểu công dân Campuchia, đại diện cho những người đã từng giúp đỡ quân tình nguyện Việt Nam thực hiện nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lim Chhay, Phó Quốc vụ khanh Bộ Xã hội, Cựu chiến binh và Phục hồi thanh niên Campuchia, Trưởng đoàn, về tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Ông Lim Chhay, Phó Quốc vụ khanh Bộ Xã hội, Cựu chiến binh |
Phóng viên (PV): Xin ông chia sẻ cảm nghĩ của ông và Đoàn về chuyến thăm này?
Ông Lim Chhay: Đoàn đại biểu công dân Campuchia sang thăm Việt Nam từ ngày 22 đến 28/10, theo lời mời của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia. Đoàn gồm 10 thành viên là những người từng giúp đỡ các cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam trong thời gian làm việc và chiến đấu tại Campuchia. Chuyến thăm này đặc biệt có ý nghĩa với bản thân tôi cũng như các thành viên trong đoàn, vì Việt Nam như quê hương thứ hai của chúng tôi. Những lần “hồi hương” đều mang lại cho chúng tôi cảm giác ấm cúng và hạnh phúc.
Tôi đã nhiều lần đến thăm Việt Nam, mà c huyến thăm gần đây là vào năm 1989, khi đó, đất nước các bạn đang trong những năm đầu của thời kỳ Đổi mới. Việt Nam lúc đó chưa phát triển, cơ sở hạ tầng và hệ thống đường xá còn lạc hậu… Trở lại Việt Nam lần này, tôi thật sự ngạc nhiên trước sự phát triển nhanh chóng của Việt Nam nói chung và của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Với cơ sở hạ tầng, đường xá hiện đại, nhiều cao ốc, đời sống nhân dân cải thiện, thủ đô Hà Nội đã thay da đổi thịt, đã trở thành một thành phố hiện đại và năng động.
Đến Việt Nam lần này, tôi và các thành viên trong Đoàn cảm thấy rất hạnh phúc bởi sự đón tiếp trọng thị của lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia… Sự thân thiện, chí tình, chí nghĩa của các bạn Việt Nam đã làm chúng tôi rất cảm động.
PV: Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam lần này, Đoàn có rất nhiều hoạt động, đặc biệt là có buổi giao lưu với các cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam. Hoạt động đó có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
Ông Lim Chhay: Chuyến thăm Việt Nam lần này, Đoàn tham gia vào rất nhiều hoạt động như: Vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; làm việc với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; giao lưu với các cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam; tham quan các danh lam thắng cảnh ở Hà Nội, Vĩnh Phúc và Quảng Ninh. Những hoạt động hữu nghị này góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước.
Trong số các hoạt động đó, với tôi, chương trình giao lưu với các cựu chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam là hoạt động có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Buổi giao lưu là dịp để các thành viên trong đoàn gặp lại các cựu chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam, những người đã từng chiến đấu, làm việc tại Campuchia. Họ đã ôn lại những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ quên của một thời cùng chung chiến hào, đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, chiến đấu để tiêu diệt tàn quân Pol Pot, bảo vệ thành quả cách mạng mà nhân dân Campuchia vừa mới giành được.
Buổi giao lưu là một trong những hoạt động hữu nghị ý nghĩa giúp những thế hệ đi trước cũng như thế hệ trẻ hai nước ôn lại mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước; đồng thời, góp phần thúc đẩy mối quan hệ này phát triển và đơm hoa kết trái hơn nữa trong những giai đoạn tiếp theo.
Ông Lim Chhay phát biểu tại Chương trình Giao lưu hữu nghị giữa Đoàn đại |
PV: Được biết, ông là một trong những chiến sĩ thuộc Đoàn 125, tiền thân của Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia; được thành lập vào ngày 12/5/1978 tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, dưới sự chỉ huy của ông Hun Sen (nay là Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia). Ông có thể chia sẻ những kỷ niệm của mình trong thời gian ở Đoàn 125?
Ông Lim Chhay: Dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, người dân Campuchia bị sát hại, bị lùa ra khỏi thành phố, khu dân cư, quyền công dân bị tước đoạt; một chế độ không trường học, không chợ, không dùng tiền; người dân bị cưỡng bức lao động, chung sống trong các công xã; hành vi tra tấn và sát hại người dân ngày càng nghiêm trọng hơn…
Trong hoàn cảnh đó, tôi cùng rất nhiều người dân Campuchia tìm đường chạy sang Việt Nam. Tại đây, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của bộ đội Việt Nam từ miếng cơm, manh áo và các nhu yếu phẩm cần thiết. Đến ngày 16/6/1978, tôi được đồng chí Hun Sen (nay là Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia) kết nạp vào Đoàn 125, đơn vị tiền thân của Lực lượng vũ trang đoàn kết cứu nước Campuchia, được thành lập vào ngày 12/5/1978 tại xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai. Từ đó, tôi được đưa đi tập huấn quân sự 3 tháng. Hoàn thành tập huấn, tôi đi theo các đoàn quân tình nguyện Việt Nam trở về giải phóng đất nước Campuchia.
Mặc dù, thời gian ở Việt Nam không nhiều, chỉ chưa đầy một năm, nhưng tôi không thể nào quên những tình cảm chân tình của bộ đội Việt Nam nói riêng và người dân Việt Nam nói chung dành cho chúng tôi. Thời điểm đó, cuộc sống của người dân Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng họ sẵn sàng nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện tốt nhất để chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tấm chân tình đó là minh chứng rõ nét, thể hiện tình đoàn kết hữu nghị truyền thống lâu đời giữa nhân dân hai nước.
PV: Trong những năm gần đây, Việt Nam và Campuchia đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, hữu nghị nhằm làm sâu sắc hơn tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Vậy, thông điệp mà Đoàn sẽ gửi gắm đến đến thế hệ trẻ Campuchia là gì sau chuyến thăm Việt Nam lần này?
Đoàn đại biểu công dân Campuchia chụp ảnh kỷ niệm tại Phủ Chủ tịch (Ảnh: VUFO cung cấp) |
Ông Lim Chhay: Đúng vậy! Trong những năm gần đây, nhằm làm sâu sắc hơn tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhân dân Campuchia và Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã tổ chức nhiều hoạt động giao lưu hữu nghị. Đặc biệt là trong năm 2012, hai nước đã và đang tổ chức nhiều hoạt động chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam – Campuchia 2012 và kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao (24/6/1967 – 24/6/2012).
Để kỷ niệm những sự kiện trọng đại này, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã tổ chức mít tinh trọng thể kỷ niệm 33 năm Ngày chiến thắng chế độ diệt chủng ở Campuchia (7/1/1979 – 7/1/2012); tổ chức các hoạt động giao lưu nhân kỷ niệm 45 năm quan hệ ngoại giao với các nội dung phong phú, đa dạng; tổ chức cuộc gặp gỡ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam – Campuchia lần thứ 3 diễn ra hồi đầu tháng 8 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… Các hoạt động này góp phần tích cực trong việc thúc đẩy, phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước ngày càng đơm hoa kết trái hơn nữa.
Với mục đích cao cả đó, trở về nước sau chuyến thăm Việt Nam lần này, tôi và các thành viên trong Đoàn sẽ tích cực tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ Campuchia hiểu thêm về Việt Nam hiện nay cũng như lịch sử quan hệ lâu đời giữa nhân dân hai nước, để họ có trách nhiệm hơn nữa trong việc bảo vệ và phát huy mối quan hệ truyền thống giữa Campuchia và Việt Nam.
PV: Thế hệ trẻ hai nước là một trong những hạt nhân thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Theo ông, làm thế nào để phát huy tiềm năng của nhân tố này?
Ông Lim Chhay: Tôi xin khẳng định một lần nữa, mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam – Campuchia là tài sản vô giá của hai dân tộc. Theo tôi, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau.
Lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tiếp và chụp ảnh kỷ niệm |
Thế hệ trẻ là một trong những hạt nhân nòng cốt thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường giáo dục, trang bị cho thế hệ trẻ các kiến thức về mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Campuchia và Việt Nam. Bên cạnh việc tuyên truyền giáo dục, hai nước cần phối hợp với các ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức cho thế hệ trẻ hai nước tham gia vào các chương trình đi tham quan, thực tế ở mỗi nước. Thông qua các chương trình này, các bạn trẻ có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu về phong tục, tập quán… thúc đẩy giao lưu, hiểu biết giữa thanh niên hai nước.
Một vấn đề nữa tôi muốn đề cập đến là, hiện nay, có rất nhiều lưu học sinh Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Họ sẽ trở thành những đội ngũ cán bộ nòng cốt của Campuchia sau này. Họ cũng chính là “chất xúc tác” góp phần thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước. Tôi được biết, trong thời gian qua, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã tổ chức đỡ đầu cho các lưu học sinh Campuchia. Tại Hà Nội, hiện đã có 49 lưu học sinh Campuchia được các gia đình đỡ đầu. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi bên cạnh việc bù đắp cho các em những thiếu thốn về tình cảm và phần nào về vật chất trong thời gian học tập tại Việt Nam, nó còn giúp các em gắn bó hơn với đất nước, con người Việt Nam.
Tôi hy vọng, trong thời gian tới, Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia sẽ tiếp tục triển khai việc làm mang ý nghĩa nhân văn này, bởi sau này khi trở về nước, các em chính là những hạt nhân để xây dựng mối quan hệ hữu nghị truyền thống của hai dân tộc.
PV: Xin cảm ơn ông!
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()