Lạm phát đe dọa phục hồi kinh tế bền vững ở châu Á
Theo Roi-tơ, trong báo cáo về triển vọng kinh tế châu Á công bố ngày 6-4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kinh tế châu Á tiếp tục tăng trưởng khá trong giai đoạn 2011 - 2012, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát đe dọa quá trình phục hồi và tăng trưởng bền vững. ADB dự đoán, nhóm các nền kinh tế gồm Trung Quốc, Ấn Độ, A-déc-bai-gian, Thái-lan và Phi-gi có thể đạt tăng trưởng 7,8% năm 2011 và 7,7% năm 2012, giảm so mức tăng trưởng nóng 9% năm 2010.Tuy nhiên, có hai thách thức lớn, đó là kiềm chế lạm phát tăng cao và thúc đẩy các nguồn tăng trưởng mới, trong đó lạm phát đang đe dọa tăng trưởng bền vững và quá trình giảm đói nghèo tại châu Á. ADB khuyến cáo, kiểm soát lạm phát phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ ở châu Á hiện nay.* Bồ Đào Nha đang đứng trước nguy cơ cao phải yêu cầu cứu trợ tài chính từ Liên hiệp châu ÂU (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau khi liên tiếp trong vài tuần qua các hãng đánh giá...
Theo Roi-tơ, trong báo cáo về triển vọng kinh tế châu Á công bố ngày 6-4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kinh tế châu Á tiếp tục tăng trưởng khá trong giai đoạn 2011 – 2012, nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát đe dọa quá trình phục hồi và tăng trưởng bền vững. ADB dự đoán, nhóm các nền kinh tế gồm Trung Quốc, Ấn Độ, A-déc-bai-gian, Thái-lan và Phi-gi có thể đạt tăng trưởng 7,8% năm 2011 và 7,7% năm 2012, giảm so mức tăng trưởng nóng 9% năm 2010.
Tuy nhiên, có hai thách thức lớn, đó là kiềm chế lạm phát tăng cao và thúc đẩy các nguồn tăng trưởng mới, trong đó lạm phát đang đe dọa tăng trưởng bền vững và quá trình giảm đói nghèo tại châu Á. ADB khuyến cáo, kiểm soát lạm phát phải là ưu tiên hàng đầu của các chính phủ ở châu Á hiện nay.
* Bồ Đào Nha đang đứng trước nguy cơ cao phải yêu cầu cứu trợ tài chính từ Liên hiệp châu ÂU (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau khi liên tiếp trong vài tuần qua các hãng đánh giá tín dụng quốc tế hạ mức xếp hạng uy tín của nước này, do những bất ổn về chính trị và kinh tế. Theo Roi-tơ, ngày 5-4, hãng Moody's hạ mức xếp hạng tín dụng của Chính phủ Bồ Đào Nha thêm một bậc, sau lần hạ mức xếp Bồ Đào Nha tuần trước. Động thái này làm tăng nguy cơ Bồ Đào Nha theo chân Hy Lạp và Ai-len buộc phải đề nghị các đối tác châu Âu cứu trợ tài chính. Hiện Bồ Đào Nha vẫn chưa kêu gọi trợ giúp tài chính từ bên ngoài.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()