Làm giàu nhờ nuôi, trồng hỗn hợp
Gia đình ông Huỳnh Văn Thi, ấp Hiệp Hoàng, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, Bình Phước trồng hỗn hợp giữa cây trôm và cây tiêu cho thu nhập cao. Nhiều hộ nông dân tỉnh Bình Phước trước kia chỉ đủ ăn, nay nhờ áp dụng việc nuôi, trồng hỗn hợp của Trung tâm khuyến nông đã thu lãi hàng tỷ Đồng mỗi năm. Cách làm giàu này cần được nhân rộng trên địa bàn, nơi kinh tế nông nghiệp là nguồn thu chính.Giàu lên nhờ nuôi, trồng hỗn hợpChị Lê Thị Hương (ấp 5, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú) có 1,2 ha, trong đó 0,4 ha là đất trũng, nhớ lại, khi chưa chuyển đổi mô hình nuôi trồng hỗn hợp, gia đình phải vất vả lắm, làm thuê làm mướn, không nề hà việc gì, mới đủ nuôi năm miệng ăn. Từ năm 2008, được cán bộ khuyến nông hỗ trợ, tư vấn chăm sóc vườn tiêu theo hướng sinh học; xây dựng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, nhờ đó năng suất tăng lên đáng kể, tiêu hầu như không bị bệnh hại và nhất là tiết kiệm nước tưới, công lao động làm...
|
Giàu lên nhờ nuôi, trồng hỗn hợp
Chị Lê Thị Hương (ấp 5, xã Tân Lập, huyện Đồng Phú) có 1,2 ha, trong đó 0,4 ha là đất trũng, nhớ lại, khi chưa chuyển đổi mô hình nuôi trồng hỗn hợp , gia đình phải vất vả lắm, làm thuê làm mướn, không nề hàviệc gì, mới đủ nuôi năm miệng ăn. Từ năm 2008, được cán bộ khuyến nông hỗ trợ, tư vấn chăm sóc vườn tiêu theo hướng sinh học; xây dựng hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước, nhờ đó năng suất tăng lên đáng kể, tiêu hầu như không bị bệnh hại và nhất là tiết kiệm nước tưới, công lao động làm bồn, công lao động tưới,… gia đình đã quyết định thay đổi phương thức sản xuất, cải tạo lại vườn cây, chuyển sang nuôi trồng các loại có giá trị kinh tế cao.
Chỗ đất cao thì trồng tiêu, gần nửa ha đất trũng thì đào ao nuôi cá, kết hợp nuôi lợn. Đến nay, gia đình chị có 1.100 nọc tiêu, mỗi năm thu hoạch trên năm tấn tiêu, hệ thống chuồng trại có thể nuôi 60 con lợn thịt và ao cá mỗi năm cũng mang lại gần 3,3 tấn cá các loại. Không giấu được niềm vui, chị Hương khoe vớichúng tôi, năm 2010, tổng thu nhập của gia đình đạt 807 triệu đồng, trừ chi phí lao động, giống và các chi phí khác còn lãi 577 triệu đồng. Vớigiá tiêu như năm nay, thu nhập tiền tỷ là trong tầm tay.
Nhìn cơ ngơi khang trang của gia đình chị Hương, chúng tôi tin rằng, những người nông dân năng động này sẽ là chủ nhân xây dựng nông thôn mới.
Ở ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, gia đình ông Nguyễn Khắc Thược lại có mô hình dạng nông nghiệp ba tầng. Ông Thược cho biết, sau khi tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm khuyến nông mở, từ năm 2007, ông đã vận dụng khoa học kỹ thuật và quyết định đưa cây ca-cao, cây gừng vào trồng xen trên cùng một đơn vị diện tích canh tác. Toàn bộ dưới tán bốn ha điều của gia đình ông Thược là cây ca-cao, dưới tán ca-cao là cây gừng được trồng theo bầu. Năm 2010, năng suất hạt điều đạt 2,8 tấn/ha, ca-cao đạt 1,7 tấn/ha. Riêng 3.000 bầu gừng, đạt hai kg/bầu.
Gừng được trồng bằng cách trộn đất vớilá ca-cao, lá điều rụng, tất cả cho vào bao, ủ hoai rồi trồng. Khi thu gừng thì trả lại đất xốp bón cho cây điều và cây ca-cao, như vậy lợi cả đôi đường. Nhờ cách trồng hỗn hợp này, năm 2010, tổng thu nhập của gia đình ông Thược đạt 966 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất, công lao động, gia đình còn lợi 746 triệu đồng, thoát hẳn cảnh nghèo, và trở t hành hộ khá. Nay gia đình ông Thược đã có của ăn, của để và dự định mua xe tải nhỏ để chuyên chở, thu mua nông sản. Sắp tới, ông sẽ tận dụng lá ca-cao làm thức ăn cho dê, để tăng thu nhập cho gia đình. Năm nay gia đình ông Thược cũng chắc chắn thu tiền tỷ.
Cách làm giàu của hộ ông Nguyễn Bá Thịnh (ấp 4, xã Lộc An, huyện Lộc Ninh) trên diện tích 3,5 ha đất lại khác. Ông dành ba ha trồng 6.000 nọc tiêu, diện tích còn lại làm n hàở, kho, sân phơi và nuôi 50 con dê cái đẻ, mỗi năm ít nhất đàn dê cũng tăng thêm 100 con. Ông Thịnh cho rằng, việc cắt lá cây bình linh – một loại cây trồng làm nọc tiêu sống, cho dê ăn là sự tận dụng hợplý. Hơn nữa, ngoài bán thịt, phân dê được ủ kỹ để bón tiêu thì chẳng loại nào bằng. Cách làm này vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm ô nhiễm môi trường. Năm 2010, tổng thu nhập của gia đình gồm năm người đạt 2,15 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 1,63 tỷ đồng. Ông Thịnh nói trong hoan hỷ, năm nay, giá tiêu 160 nghìn đồng/kg, thì chỉ riêng tiền lãi từ hạt tiêu đã cầm chắc hơn hai tỷ đồng.
Ngoài các hộ trên, ở tỉnh Bình Phước còn hàng trăm hộ khác áp dụng mô hình nuôi trồng hỗn hợpnhư: trồng cao-su kết hợpnuôi gà; trồng lạc dại làm thảm chống xói mòn và cải tạo đất cho vườn điều, vườn tiêu; trồng mai cảnh kết hợpchăn nuôi lợn; nuôi kỳ nhông, nuôi lợn, gà kết hợptrồng tiêu; nuôi chim cút, lợn, gà, kết hợptrồng nhãn,…
Không ít hộ trước kia chỉ hai bàn tay trắng, thì nay đều có cuộc sống khá giả, thu nhập vài trăm triệu đồng, nhiều hộ thu nhập đến vài tỷ đồng/năm. Thế mới biết, không chỉ có thương mại, công nghiệp mới làm giàu, mà ngay cả nông nghiệp, nếu biết tận dụng điều kiện, thổ nhưỡng và áp dụng khoa học, kỹ thuật hợp lý thì việc thu lãi bạc tỷ hằng năm đối vớingười dân là không khó. Điều này càng đúng vớimột tỉnh thuần nông như Bình Phước, địa phương năm 2011 thu ba ngàn tỷ đồng, trong đó thu vượt gần 600 tỷ, chủ yếu từ các sản phẩm nông nghiệp.
Nhân rộng mô hình làm giàu từ nông nghiệp – nông thôn
Từ khi đổi mới, nhất là chủ trương của Đảng, N hànước khuyến khích người dân làm giàu chính đáng, vớimục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, nhiều hộ gia đình đã làm giàu nhờ buôn bán tảo tần, mở cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, lập trang trại… Nhưng làm giàu từ việc nuôi, trồng hỗn hợp, trên diện tích đất không lớn là cách làm mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nuôi trồng hỗn hợp, như cách giải thích của Trưởng Trại giống cây trồng vật nuôi – Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Bình Phước Võ Đình Khánh, thực chất là mô hình VAC (vườn – ao – chuồng), đó là mô hình khép kín, tận dụng nguyên liệu sẵn có, vừa giảm chi phí, lại ít ô nhiễm môi trường, hiệu quả kinh tế lại không nhỏ.
Trước kia, nền kinh tế nhỏ thì mô hình VAC chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Ngày nay với sự góp sức của khoa học, kỹ thuật và thị trường rộng lớn, các sản phẩm từ nuôi trồng hỗn hợp đã trở t hành hàng hóa. Cái khó của mô hình này là diện tích đất phải rộng hàng ha, vốn đầu tư lớn và đặc biệt chủ hộ quyết tâm thay đổi tập quán canh táclạc hậu, năng suất thấp và chủ động áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi trồng hỗn hợp.
Số hộ nông dân thu lãi tiền tỷ/năm từ nuôi trồng hỗn hợp tăng lên mỗi năm là dấu hiệu mừng, chứng tỏ việc chuyển giao kỹ thuật canh tác , chăm sóc vườn cây bằng biện pháp sinh học, vừa giảm sâu bệnh, giảm chi phí, tiết kiệm công lao động, cây xanh bền và tăng năng suất cây trồng của Trung tâm Khuyến nông đã t hành công. Trung tâm đang tiếp tục hoàn thiện, đồng thời chuyển giao mô hình nuôi, trồng hỗn hợpđến nhiều hộ gia đình khác, bảo đảm sựphát triển nông nghiệp bền vững trên địa bàn.
Để nhân rộng mô hình này, những năm vừa qua, Trung tâm đã tập huấn cho hàng chục nghìn nông dân về kỹ thuật trồng trọt; về nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, kết hợp với trồng cây dưới tán lá; phát hành miễn phí hàng nghìn cuốn sách về kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng, vật nuôi trên cùng diện tích canh tác. Năm 2010, Trung tâm phối hợpcác địa phương triển khai gần 1.000 ha theo phương pháp nuôi trồng hỗn hợp , trong đó tập trung chính vào vấn đề trồng ca-cao xen dưới tán cây điều, vớitổng kinh phí hơn hai tỷ đồng, áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ, phù hợp với trình độ sản xuất của từng hộ dân, nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi để sản phẩm trở t hành hàng hóa có giá trị.
Qua cách làm giàu của các hộ nông dân tỉnh Bình Phước cho thấy, các hộ dân đã biết tận dụng điều kiện, thổ nhưỡng và thế mạnh của việc nuôi, trồng hỗn hợp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đúng là “tấc đất, tấc vàng”. Mô hình nuôi trồng hỗn hợp không những giúp cho người nông dân làm giàu mà còn thay đổi tập quán canh táclạc hậu bằng những kỹ thuật mới như: chọn giống, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón sinh học, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi.
Về lâu dài địa phương cần có chính sách đồng bộ để phát triển cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Chẳng hạn, quy hoạch diện tích các loại cây trồng, đầu tư kinh phí, hướng dẫn kỹ thuật, cải tiến chất lượng cây, con giống, xây dựng vùng kinh tế hàng hóa, kết hợp sản xuất, chăn nuôi giữa các hộ gia đình, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm, tiến tới chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch… giúp người dân yên tâm sản xuất, làm giàu và gắn bó lâu dài vớinông nghiệp – nông thôn. Chỉ có như vậy mới phát huy được thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy nhanh việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Theo Nhandan
Ý kiến ()