Lãi vay bất động sản 27% vẫn hút khách
Hiện lãi suất vay lĩnh vực phi sản xuất đang cao ngất ngưởng tới 27%/năm, tuy nhiên vẫn có người chấp nhận vay. Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều người vẫn kỳ vọng vào sự mất giá của VND khiến kênh đầu tư an toàn được cho là bất động sản. Sự thiếu minh bạch của thị trường bất động sản cũng là một lý do khác. Trong khi tín dụng khu vực sản xuất kinh doanh đang khá trầm lắng, do doanh nghiệp khó tiếp cận với lãi suất vay cao, thì ở lĩnh vực phi sản xuất lãi suất cao (gồm cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng…) tới 27% lại vẫn đang hút khách.Dù Chính phủ đang rất cố gắng và khuyến khích để nguồn vốn đi vào sản xuất kinh doanh, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện có khá nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang có dư nợ cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất khá cao từ 26% đến hơn 40%. Lĩnh vực phi sản xuất vẫn được coi là nơi có sinh lời cao nhưng cũng có tính rủi ro lớn, nhưng...
Hiện lãi suất vay lĩnh vực phi sản xuất đang cao ngất ngưởng tới 27%/năm, tuy nhiên vẫn có người chấp nhận vay. Theo các chuyên gia kinh tế, nhiều người vẫn kỳ vọng vào sự mất giá của VND khiến kênh đầu tư an toàn được cho là bất động sản. Sự thiếu minh bạch của thị trường bất động sản cũng là một lý do khác.
Trong khi tín dụng khu vực sản xuất kinh doanh đang khá trầm lắng, do doanh nghiệp khó tiếp cận với lãi suất vay cao, thì ở lĩnh vực phi sản xuất lãi suất cao (gồm cho vay kinh doanh chứng khoán, bất động sản, tiêu dùng…) tới 27% lại vẫn đang hút khách.
Dù Chính phủ đang rất cố gắng và khuyến khích để nguồn vốn đi vào sản xuất kinh doanh, nhưng theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện có khá nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đang có dư nợ cho vay ở lĩnh vực phi sản xuất khá cao từ 26% đến hơn 40%.
Lĩnh vực phi sản xuất vẫn được coi là nơi có sinh lời cao nhưng cũng có tính rủi ro lớn, nhưng vì sao lại vẫn hút khách, đặc biệt là cho vay bất động sản? Lý giải điều này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khi đồng tiền Việt Nam mất giá, một kênh người ta cho là an toàn trong bối cảnh hiện nay là bất động sản. Bên cạnh đó, tính thiếu minh bạch trong thị trường bất động sản ở Việt Nam đang đẩy giá lên cao hơn rất nhiều so với giá trị thực và đây là mối lợi khiến nhiều người tiếp tục vay để đầu tư, đầu cơ kiếm lời.
Theo nhận định của TS. Nguyễn Thị Mùi, Hiệu trưởng trường Đào tạo Nhân lực Viettinbank, Việt Nam vẫn chưa phải là thị trường có đồng tiền ổn định, ở một chừng mực nhất định tâm lý người dân vẫn kỳ vọng vào sự mất giá của đồng Việt Nam. Đặc biệt trong trong bối cảnh hiện nay thị trường đang từng bước chuyển dần từ quan hệ huy động cho vay sản xuất bằng ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ, cùng với đó là Thông tư 11/2011-TT-NHNN không cho huy động vốn bằng vàng nữa mà chuyển sang quan hệ mua bán vàng, như vậy rõ ràng những người có tiền nhàn rỗi sẽ có sự chuyển đồi từ VND sang USD trong ngắn hạn, nhưng trong trung và dài hạn người dân chưa có gì để đặt niềm tin vào VND sẽ có sự ổn định.
“Một kênh mà người dân cho là an toàn trong bối cảnh hiện nay và thực chất là có khả năng sinh lời cao là bất động sản, do đó nhiều người vẫn tiếp tục đầu tư, đầu cơ vào lĩnh vực này.Theo tôi, giá bất động sản hiện nay đang tăng quá cao, vượt quá giá trị thực…” TS. Mùi nói.
Cùng quan điểm này, TS. Nguyễn Bá Ân, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng, nguy cơ bong bóng của thị trường bất động sản VN là có thực, bởi thực tế hiện nay nguy cơ về cung vượt cầu đang hiện rõ. Nếu tính sức chứa của các đô thị mới hiện nay trên toàn quốc ở nước ta thì chắc cung vượt cầu. Một vấn đề quan trọng khác khiến lãi suất vay lĩnh vực bất động sản vẫn đang hấp dẫn nhà đầu tư là do thị trường còn thiếu minh bạch.
Nhiều người vẫn vay lãi suất cao để đầu tư, đầu cơ vào bất động sản. Ảnh: TL
TS. Ân cho rằng: “ Khi các nhà đầu tư thấy các dự án có lợi ích cao thì người ta mới dám vay và nhảy vào đầu tư. Nếu tất cả các dự án mà được đổi mới, được đầu giá công khai trên thị trường thì chắc không ai dám đi vay. Nhưng thực tế hiện nay, khi giao đất dự án vẫn thiếu sự minh bạch, điều này khiến các dự án bất động sản hiện nay hoàn toàn không mang ý nghĩa thị trường…”.
Cũng theo TS. Ân, hiện nay các chủ đầu tư xây dựng hầu hết dùng kênh góp vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Thậm chí chưa giải phóng mặt bằng, dự án mới nằm trên giấy, chưa có triển khai gì đã có thực hiện góp vốn rồi. Khi có dự án bản thân chủ đầu tư lại bán cho các nhà đầu tư thứ cấp, nhà đầu tư thứ cấp lại huy động vốn từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ, và nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đi vay ngân hàng với lãi suất cao, khiến bất động sản phải qua quá nhiều kênh khi đến được tay người tiêu dùng thực sự và giá đang bị đẩy lên cao hơn mức thực tế.
Tình trạng này đang khiến thị trường bất động sản có nguy cơ bong bóng và càng khiến nền kinh tế khó kiểm soát khi dòng vốn không được chảy vào kinh doanh sản xuất. Theo các chuyên gia kinh tế, để hạn chế tín dụng tăng mạnh ở lĩnh vực “nóng” này cần phải có sự can thiệp bằng biện pháp hành chính đi đôi với biện pháp kinh tế.
TS. Mùi cho rằng:“Có thể sử dụng công cụ thuế vào lĩnh vực bất động sản, thuế luỹ tiến vào kinh doanh đầu cơ bất động sản chẳng hạn, thì ở chừng mực nhất định sẽ hạn chế được và cùng các biện pháp khác sẽ chỉnh được dòng vốn đi vào sản xuất kinh doanh”.
Theo Vnmedia.vn
Ý kiến ()