Kỳ vọng từ Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần hai
Cảnh sát Hàn Quốc tuần tra bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai (26 – 27/03). ( Ảnh: AFP )-Trong các ngày 26 và 27-3, Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) với sự tham dự của 58 nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao đến từ các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề liên quan tới sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân.Hội nghị tại Seoul lần này là sự kế tiếp Hội nghị thượng đỉnh Giải trừ quân bị hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân của HĐBA - LHQ năm 2009 và Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất tại Washington năm 2010. Hội nghị lần này chỉ cách Hội nghị lần trước được hơn một năm, điều đó nói lên vấn đề an ninh hạt nhân của thế giới đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì thế, nội dung bàn thảo và kết quả của Hội nghị được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm.Thách thức trong quản lý hạt...
Cảnh sát Hàn Quốc tuần tra bảo vệ Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ hai (26 – 27/03). ( Ảnh: AFP ) |
-Trong các ngày 26 và 27-3, Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ hai diễn ra tại thủ đô Seoul (Hàn Quốc) với sự tham dự của 58 nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao đến từ các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm thảo luận các vấn đề liên quan tới sử dụng an toàn năng lượng hạt nhân.
Hội nghị tại Seoul lần này là sự kế tiếp Hội nghị thượng đỉnh Giải trừ quân bị hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân của HĐBA – LHQ năm 2009 và Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ nhất tại Washington năm 2010. Hội nghị lần này chỉ cách Hội nghị lần trước được hơn một năm, điều đó nói lên vấn đề an ninh hạt nhân của thế giới đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì thế, nội dung bàn thảo và kết quả của Hội nghị được dư luận quốc tế đặc biệt quan tâm.
Thách thức trong quản lý hạt nhân gia tăng
Tình hình an ninh hạt nhân thế giới hiện phải đối mặt với nhiều đặc điểm và thách thức mới. Nguyên liệu hạt nhân ngày càng bị phân tán, các kỹ thuật chế tạo vũ khí giết người hàng loạt này đang được truyền bá rộng rãi… Vì vậy, thế giới đang đứng trước cục diện phức tạp và cam go hơn nhiều so với thời kỳ Chiến tranh lạnh. Có thể nói, vấn đề an ninh hạt nhân của thế giới hiện nay đang khó kiểm soát và khó dự đoán hơn (THX).
Theo báo cáo mới nhất của IAEA cũng cho biết, tính đến năm 2011, toàn thế giới có tổng cộng 1.600 tấn uranium làm giàu với nồng độ cao và 500 tấn plutonium, đủ để chế tạo khoảng 126.500 đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, uranium làm giàu dùng cho dân dụng đang tồn tại các vấn đề hết sức nổi cộm như số lượng nhiều, phân tán rộng và quản lý lỏng lẻo… Từ năm 1993 đến 2011, có hơn 2.000 báo cáo liên quan đến rò rỉ, mất cắp hay buôn bán trái phép chất phóng xạ. Và có đến 60% trong số đó không thể thu hồi được.
Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân lần thứ nhất đã được tổ chức tại Washington, Mỹ (4/2010) để giải quyết việc tăng cường quản lý các vật liệu hạt nhân và đối phó với sự đe dọa, nguy hại mà các tổ chức khủng bố quốc tế đang nổi lên trên toàn cầu.
Tuy nhiên, đến nay việc các phần tử khủng bố và tổ chức tội phạm quốc tế có được nguyên liệu hạt nhân hoặc tìm cách phá hoại các cơ sở hạt nhân đang tạo ra thách thức ngày càng nghiêm trọng hơn.
Vì thế, Hội nghị này, lãnh đạo các nước sẽ tập trung thảo luận về việc tăng cường an ninh và phòng ngừa các hoạt động khủng bố đối với nguyên liệu hạt nhân và cơ sở hạt nhân. Hội nghị sẽ đánh giá lại những tiến bộ mà cộng đồng quốc tế đã đạt được trong lĩnh vực an ninh hạt nhân kể từ Hội nghị thượng đỉnh lần trước, sẵn sàng đưa ra các biện pháp an ninh mới. (Reuters)
Về vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran sẽ không thuộc chủ đề chính của hội nghị này, và chỉ được bàn thảo tại các cuộc gặp song phương bên lề hội nghị. (Korea Times)
Bảo đảm an toàn hạt nhân dân sự
An ninh hạt nhân là tất cả các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng bất hợp pháp hay trái phép các nguyên liệu hạt nhân, vật chất phóng xạ như khủng bố hạt nhân… Tuy nhiên, các vật chất phóng xạ hiện đã được sử dụng với phạm vi vô cùng rộng lớn, nhất là trong lĩnh vực y học và công nghiệp, nhưng trong quá khứ đã từng xảy ra tình trạng các chất phóng xạ bị mất cắp, bị bỏ quên…dẫn đến nhiều thương vong đáng tiếc.
Mặt khác, cho đến nay toàn thế giới vẫn có gần 450 lò phản ứng hạt nhân đang phát điện. Trước khi xẩy ra động đất sóng thần ở Nhật Bản, người ta còn dự báo đến năm 2050 thế giới cần phải xây thêm 900 nhà máy điện hạt nhân nữa để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Tuy nhiên, sau sự cố điện hạt nhân ở Nhật Bản, các nước như: Trung Quốc, Bulgaria, Nhật Bản… tuyên bố tạm dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân; Đức, Thuỵ Sỹ tạm thời đóng cửa một số nhà máy điện hạt nhân; các nước Gioocdani, Cô Oét, Quata, Ai Cập, Ả rập Xê út, Venezuela… tuyên bố đóng băng hoặc xem xét lại kế hoạch phát triển điện hạt nhân của mình… nhưng cho đến nay mới chỉ có 4 nước là Nhật Bản, Đức, Italya, Thụy Sỹ tuyên bố hạn chế sự phụ thuộc và từ bỏ năng lượng điện hạt nhân.
Trong khi đó, ngày 01/09/2011, người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) bà Maria van der Hoeven lại tuyên bố: “loài người vẫn cần năng lượng nguyên tử bất chấp cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện Fukushima I của Nhật Bản và ý định từ bỏ năng lượng hạt nhân của một số nước”.
Hàn Quốc, nước đăng cai Hội nghị lần này hiện đang vận hành 20 nhà máy điện hạt nhân và đã có kế hoạch xây dựng thêm 7 nhà máy nữa trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển đất nước.
Kỳ vọng ở Hội nghị
Các nhà phân tích cho rằng với quy mô và tính chất của Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần này tại Seoul dư luận quốc tế kỳ vọng sẽ đạt được kết quả trên các mặt chủ yếu sau:
Một là, Hội nghị cần thể hiện được ý chí kiên định của cộng đồng quốc tế trong việc phòng chống hoạt động khủng bố hạt nhân, ủng hộ hoạt động của các tổ chức quốc tế như LHQ, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) trong nỗ lực ngăn chặn việc tinh chế, gia công các vật chất hạt nhân có thể dùng vào việc chế tạo vũ khí hạt nhân.
Hai là, rút ra bài học từ sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima, đưa ra được các biện pháp hữu hiệu trong việc bảo vệ các cơ sở hạt nhân dân sự và phòng ngừa các sự kiện khủng bố có tính phóng xạ.
Ba là, đưa ra được những quyết định mới về các chỉ tiêu cho việc cắt giảm nguyên liệu hạt nhân và cam kết mới nhất của các nước tham dự Hội nghị về giải trừ vũ khí hạt nhân.
Hãng tin Yonhap cho biết, hội nghị năm nay thu hút được đông đảo sự quan tâm của truyền thông quốc tế. Với hơn 3.000 nhà báo từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Seoul để tường thuật Hội nghị. Vì thế, Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần này được dư luận quốc tế rất quan tâm và kỳ vọng vào sự thành công với những kết quả tích cực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()