LSO-Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những dấu son chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam - ngày Toàn quốc kháng chiến. Song, Lạng Sơn đã thực sự bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ từ ngày 21/11/1946.Dã tâm của thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa đã biểu hiện rõ ràng bằng những vụ khiêu khích nhỏ lẻ tại khu vực thị xã Lạng Sơn và đến ngày 21/11/1946, dã tâm đó đã biến thành hành động khiêu khích một cách trắng trợn tại khu vực núi Hang dê. Nhận thức rõ âm mưu của địch, Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã kịp thời chỉ đạo lực lượng bảo vệ tại thị xã; lực lượng tại khu vực Cao Lộc, Văn Uyên, lập phòng tuyến chốt chặn trên đường số 1 và số 4 khống chế địch để cơ quan đầu não của ta kịp thời rút về Ba Xã chỉ đạo kháng chiến.Những nhân chứng lịch sử trong cuộc Hội thảo khoa học chiến thắng biên giớiSáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi Toàn...
LSO-Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những dấu son chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam – ngày Toàn quốc kháng chiến. Song, Lạng Sơn đã thực sự bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ từ ngày 21/11/1946.
Dã tâm của thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa đã biểu hiện rõ ràng bằng những vụ khiêu khích nhỏ lẻ tại khu vực thị xã Lạng Sơn và đến ngày 21/11/1946, dã tâm đó đã biến thành hành động khiêu khích một cách trắng trợn tại khu vực núi Hang dê. Nhận thức rõ âm mưu của địch, Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã kịp thời chỉ đạo lực lượng bảo vệ tại thị xã; lực lượng tại khu vực Cao Lộc, Văn Uyên, lập phòng tuyến chốt chặn trên đường số 1 và số 4 khống chế địch để cơ quan đầu não của ta kịp thời rút về Ba Xã chỉ đạo kháng chiến.
|
Những nhân chứng lịch sử trong cuộc Hội thảo khoa học chiến thắng biên giới |
Sáng ngày 20/12/1946, lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến như lời hịch non sông đã nhanh chóng được phổ biến tới các cấp uỷ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân. Sau đó, Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của ban Thường vụ Trung ương Đảng và Tác phẩm “trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Trường Chinh được quán triệt một cách sâu sắc từ các cấp ủy đảng, tới toàn thể cán bộ đảng viên, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và nhân dân. Tinh thần “Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh” đã được quân và dân Lạng Sơn thực hiện một cách sáng tạo từ việc phối hợp chiến đấu giữa các mặt trận, bảo vệ cơ quan đảng, chính quyền và nhân dân đến việc thực hiện khẩu hiệu “Vừa sản xuất vừa chiến đấu”. Tháng 10/1947, cùng với lực lượng chủ lực, quân và dân Lạng Sơn đã góp phần lập nên chiến công vang dội trên đèo Bông Lau (Tràng Định), phá tan âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp, buộc chúng phải rút khỏi Việt Bắc về co cụm ở đồng bằng. Chiến dịch biên giới, đường số 4 năm 1950 – bước ngoặt của cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp đã ghi đậm dấu ấn của quân và dân các dân tộc Lạng Sơn. Chín năm kháng chiến, vừa đánh giặc vừa nỗ lực tham gia lao động sản xuất, huy động nhân lực vật lực và tài lực cho các chiến trường, quân và dân Lạng Sơn đã góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, kết thúc 9 năm, gian khổ trường kỳ chống thực dân Pháp.
Phát biểu tại cuộc hội thảo khoa học “Chiến thắng biên giới thu đông 1950- bước ngoặt quan trọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp” nhân kỷ niệm lần thứ 60 Chiến thắng biên giới, Thượng tướng Phan Trung Kiên – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã nói “Lạng Sơn là khu vực với nhiều vị trí quan trọng trong lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc. Quân và dân Lạng Sơn cùng với nhân dân cả nước đã làm nên những chiến công hiển hách, khiến kẻ thù khiếp sợ. Nơi “mồ chôn quân thù” này khiến lực lượng địch rệu rã và hoang mang cao độ về ý chí và tinh thần; là nơi làm nổi bật sự trưởng thành toàn diện của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam”.
Hơn hai mươi năm trên con đường đổi mới, với tinh thần của ngày toàn quốc kháng chiến, tỉnh ta đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang tích cực tham gia lao động sản xuất, gương mặt của tỉnh biên giới đang sáng lên từng ngày. Từ một tỉnh nghèo, trình độ dân trí thấp, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công. Xoá vững chắc hộ đói, thu hẹp nhanh diện hộ nghèo, chăm sóc tốt người có công, các gia đình chính sách và hộ gia đình khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng và bền vững. Việc thực hiện khá đồng bộ các dự án theo quy hoạch, đô thị Lạng Sơn đang hướng dần đến hiện đại văn minh. Với sự thành công của đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV hướng tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đang hăng hái thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2010, tạo đà cho việc triển khai kế hoạch năm năm 2011-2015.
Kỷ niệm 64 năm ngày toàn quốc kháng chiến, nhìn lại chặng đường đã qua, đảng bộ quân và dân các dân tộc Lạng Sơn rất tự hào vì đã có những đóng góp xứng đáng vì sự nghiệp chung. Mặc dù còn nhiều khó khăn song với tinh thần của ngày toàn quốc kháng chiến cách đây hơn 60 năm, chúng ta đã đủ “lực” và sự tự tin để đứng trong “đội hình chung” của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Trần Kim
Ý kiến ()