Kỷ niệm 150 năm Ngày thành lập Phong trào Chữ thập đỏ - Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế (8/5/1863 – 8/5/2013): Phát huy truyền thống, thiết thực góp phần đảm bảo an sinh xã hội
LSO- Người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế là một công dân Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant. Ông sinh ngày 8.5.1828 và mất ngày 30.10.1910. Ông vốn là một thương gia và thường xuyên có những cuộc đi xa vì công việc.
LSO- Người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế là một công dân Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant. Ông sinh ngày 8.5.1828 và mất ngày 30.10.1910. Ông vốn là một thương gia và thường xuyên có những cuộc đi xa vì công việc.
Ngày 24 tháng 6 năm 1859 ở Solferino, một thành phố miền Bắc Italia, một cuộc chiến khốc liệt diễn giữa lực lượng quân đội liên minh của Pháp và Italia chống lại quân Áo đã để lại gần 40.000 người chết và bị thương trên trận địa. Henry Dunant đã chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng ấy khi tình cờ đi ngang qua. Ông đã kêu gọi dân chúng địa phương giúp đỡ người bị thương bất kể họ là người của bên nào. Khi trở về Thụy Sĩ, Henry Dunant đã viết lại những điều này trong một cuốn sách có tên gọi “Ký ức về Solferino”. Sau khi cuốn sách ra đời, Henry Dunant đã gửi sách đến các vị quốc vương, các nhà lãnh đạo ở Châu Âu, các chính trị gia, sĩ quan quân đội, những nhà hảo tâm và bạn bè.
Thanh niên tình nguyện Hàn Quốc đúc bể lọc cát sinh học tặng hộ nghèo xã Phú Xá, huyện Cao Lộc
Cuốn sách đã gây được một tiếng vang lớn. Kỳ họp lần thứ nhất của Ủy ban được tổ chức vào ngày 17 tháng 2 năm 1863 đã thông qua tên gọi “Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương”, Ủy ban đã xúc tiến tổ chức một Hội nghị quốc tế vào tháng 10 năm 1863 tại Geneva, tập hợp đại diện của 16 quốc gia. Hội nghị đã thông qua các quyết định sau: vận động mỗi nước thành lập một Ủy ban cứu trợ để hỗ trợ cho quân y trong chiến tranh; huấn luyện y tá nhằm phục vụ cho mục đích trên khi có chiến tranh xảy ra; trung lập hóa những bệnh viện quân y, xe cấp cứu và nhân viên y tế trong chiến tranh; công nhận một biểu tượng để bảo vệ thương binh và bảo vệ những người, những phương tiện phục vụ họ, biểu tượng đó là “Chữ thập đỏ trên nền trắng” (là màu đảo ngược của quốc kỳ Thụy Sĩ) để ghi nhớ công lao và sáng kiến của ông Henry Dunant sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế. Năm 1875, “Ủy ban quốc tế cứu trợ những người bị thương” đổi tên thành Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế và lấy ngày sinh của ông Henry Dunant là ngày 8/5 làm Ngày Quốc tế Chữ thập đỏ. Hiệp hội Chữ thập đỏ- Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế: thành lập năm 1919, Hiện nay trên thế giới có 187 Hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ các nước là thành viên của Phong trào.
Ở Việt Nam ngày 5/6/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Nhà nước Việt Nam gửi Công hàm phê chuẩn gia nhập 4 Công ước Geneve. Ngày 4/11/1957, tại cuộc họp Đại hội đồng Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế họp ở New Dehli (Ấn Độ), Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của Phong trào Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế. Ủy Ban Chữ thập đỏ quốc tế và Hiệp hội Chữ thập đỏ -Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hoạt động tuân thủ theo 7 nguyên tắc: Nhân đạo, Vô tư, Trung lập, Độc lập, Tự nguyện, Thống nhất và Toàn cầu . Trong quá trình hoạt động đã có 4 giải thưởng Nobel Hòa bình dành cho sự nghiệp nhân đạo.
Tặng học bổng học sinh trường THCS và tiểu học xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23/11/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và chính Người nhận làm Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội, hơn 67 năm hoạt động và trưởng thành, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là thành viên có uy tín và có những đóng góp tích cực đối với phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, phối hợp triển khai có hiệu quả các chương trình thuộc nhiều lĩnh vực như: chăm sóc sức khỏe, cứu trợ xã hội, phòng ngừa và ứng phó thảm họa. Các hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam luôn hướng về cộng đồng, những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hội Chữ thập đỏ Lạng sơn được thành lập ngày 7/6/1979. Đến nay đã trải qua 34 năm hình thành và phát triển, có hệ thống Hội 3 cấp tỉnh, huyện, xã, với 1.858/2.267 thôn bản khu phố có chi hội Chữ thập đỏ, gần 600 trường học có tổ chức Hội, 46 chi hội khối cơ quan, doanh nghiệp và chi hội Chữ thập đỏ đền, chùa. Tổng số cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ là 162.221 người. Trong quá trình hoạt động luôn được sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, sự hưởng ứng nhiệt tình của các cơ quan, đoàn thể, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, học sinh, sinh viên trên địa bàn toàn tỉnh đã ủng hộ các phong trào của Hội, từ sự quan tâm đó, Hội đã luôn giữ vững vai trò nòng cốt trong hoạt động nhân đạo, là cầu nối vững chắc giữa các tập thể, cá nhân có “Tấm lòng vàng” đến với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
18 năm qua, Hội Chữ thập đỏ đã tiếp nhận các chương trình Dự án Quốc tế tài trợ như: UNISEP, Quỹ toàn cầu cho công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, góp phần làm giảm sự lây lan và chống phân biệt đối xử với người có H. Điển hình như dự án trồng 300.000 cây hồi, xóa bỏ cây thuốc phiện cho 3 xã vùng cao huyện Bình Gia do Hiệp hội Chữ thập đỏ- Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tài trợ. Chương trình phòng chống cúm gia cầm do Hiệp hội Chữ thập đỏ – Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và Hội Chữ thập đỏ Đức, Mỹ tài trợ cho 3 huyện Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Lãng góp phần ngăn chặn không có dịch xảy ra trên địa bàn. Hiệp hội chữ thập đỏ- Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hỗ trợ đào tạo về công tác xã hội các kỹ năng làm việc với cộng động, dạy nghề, tạo việc làm cho chị em phụ nữ nghèo. Hội hữu nghị Việt – Pháp xây dựng trường mầm non xã Tân Lập, huyện hữu Lũng. Ngoài các chương trình dự án, Hội Chữ thập đỏ còn làm việc với nhiều đoàn quốc tế đến hoạt động tình nguyện, khám và cấp thuốc miễn phí, thăm, tặng quà cho đồng bào nghèo nạn nhân chất độc da cam…Trong quý I năm 2013, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã đón tiếp và làm việc với 5 đoàn quốc tế: Đoàn Đài Loan của Hội từ thiện Minh Đức, đoàn Ánh sáng Châu Á của Hội Hữu nghị Việt Pháp Hà Nội, đoàn PROJEC INC Hội Chữ thập đỏ Úc, đoàn Việt kiều Pháp và đoàn Hội Chữ thập đỏ Đức – Úc thông qua Hội Chữ thập đỏ để hỗ trợ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và chương trình Dự án phát triển cộng đồng mang tính bền vững. Những hoạt động đối ngoại và đổi mới các hình thức tuyên truyền, vận động, thực hiện tốt cuộc vận động “mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo” đã góp phần tích cực trong việc nâng cao giá trị hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Lạng Sơn trong những năm qua.
Trong đó, công tác hiến máu nhân đạo năm 2012 vượt chỉ tiêu Trung ương giao; 2 năm liền là đơn vị xuất sắc toàn diện toàn quốc được Trung ương Hội tặng bằng khen, nhiều năm liền nhất Cụm thi đua khối Hiệp hội của tỉnh; năm 2011 được Đảng, Nhà nước tặng Huân Chương lao động hạng nhì; năm 2012 Nhất cụm thi đua của tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc. Qua đó, góp phần cùng các cấp, các ngành làm tốt công tác an sinh xã hội, xây dựng Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Lương Thị Mỹ An
Ý kiến ()