Ký Hợp đồng tín dụng tài trợ vốn hơn 4.500 tỷ cho dự án xi măng Tân Thắng
Ngày 13/08/2015, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Bắc Á (BacA Bank) và Công ty CP Xi măng Tân Thắng đã ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ vốn dự án nhà máy xi măng Tân Thắng. Đến dự và chứng kiến Lễ ký kết có đại diện Lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên & Môi trường.
Lễ ký kết dự án tài trợ dự án nhà máy xi măng Tân Thắng |
Dự án nhà máy xi măng Tân Thắng có công suất 5.000 tấn Cli
Sản phẩm đầu ra của dự án là xi măng PCB 50 và PCB 40 chất lượng cao với thị trường của dự án là khu vực các tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh, khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên, khu vực Đông Nam bộ và Tây Nam Bộ và khoảng 30% phần sản phẩm sẽ được xuất khẩu sang Lào và nước ngoài. Chủ đầu tư đã lựa chọn công nghệ sản xuất theo phương pháp khô với dây chuyền thiết bị chính của dự án được cung cấp bởi các hãng sản xuất thiết bị xi măng hàng đầu thế giới như: Bedeschi (Italia), Thyssenkrupp (Đức), Loesche (Đức), Haver & Boecker (Đức), ABB (Thụy Sỹ) được đánh giá có mức độ tiên tiến, hiện đại bậc nhất hiện nay.
Theo Bộ Xây dựng, năm 2015, dự tính nhu cầu tiêu thụ xi măng toàn ngành khoảng 72 – 74 triệu tấn, tăng 1,5 – 2% so với năm 2014. Trong đó, tiêu thụ nội địa khoảng 53 – 54 triệu tấn; xuất khẩu 19 – 20 triệu tấn. Trong đó 6 tháng đầu năm 2015, sản lượng xi măng tiêu thụ ước đạt 34,16 triệu tấn (bằng 106% so với cùng kỳ năm 2014), đạt 47% kế hoạch năm 2015. Trong đó, tiêu thụ nội địa ước đạt 25,97 triệu tấn (bằng 105% so cùng kỳ năm 2014); xuất khẩu ước đạt 8,19 triệu tấn (bằng 107,7% so với cùng kỳ năm 2014). Nếu tiêu thụ cả năm duy trì ở mức này thì năm 2015 ngành xi măng sẽ sản xuất và tiêu thụ được khoảng 91% tổng công suất thiết kế của các nhà máy. Dự báo nguồn cung xi măng của cả nước từ nay đến năm 2016 vẫn đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, có một lượng nhất định cho xuất khẩu khoảng 15 – 16 triệu tấn mỗi năm và có một lượng dự trữ khoảng 10 – 15% do đặc điểm địa hình, khí hậu, mùa vụ… của nước ta để bình ổn thị trường xi măng của cả nước, đặc biệt là khu vực phía Nam.
Qua quá trình thẩm định hiệu quả kinh tế dự án, năng lực lực tài chính, kinh nghiệm, quản lý điều hành của Chủ đầu tư, công nghệ áp dụng đối với dự án và thị trường đầu ra của sản phẩm, hai ngân hàng tài trợ vốn đã đánh giá đây là dự án có hiệu quả và tính khả thi. Với sự đồng thuận, đặt niềm tin vào sự thành công của dự án/chủ đầu tư.
Phát biểu tại Lễ ký, Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, BIDV cùng với Ngân hàng Bắc Á và Công ty CP xi măng Tân Thắng thống nhất ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ vốn cho dự án với tổng mức đầu tư là 4.544 tỷ đồng, trong đó vốn tự có là 1.071 tỷ đồng, vốn vay với giá trị tối đa là 3.150 tỷ đồng (trong đó, BIDV đầu mối thu xếp 2.400 tỷ đồng, BacABank tài trợ 750 tỷ đồng), thời gian cho vay tối đa 12 năm, đồng thời BIDV và các ngân hàng tham gia tài trợ vốn sẽ cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để hỗ trợ cho chủ đầu tư hoàn thành dự án đúng tiến độ. Với năng lực xây dựng và vận hành, BIDV tin tưởng dự án xi măng Tân Thắng sẽ được Công ty và các cổ đông nhanh chóng hoàn thành và đi vào vận hành đúng theo kế hoạch, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và đóng góp cho sự phát triển kinh tế của huyện Quỳnh Lưu nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()