Kon Tum: Nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị nợ đọng bảo hiểm xã hội
Tính đến hết năm 2010, tỉnh Kon Tum có tổng cộng 239 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, trong tỉnh nợ đọng trên 8 tỷ 400 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội. Trong đó có 50 đơn vị nợ từ 12 tháng trở lên; 23 đơn vị nợ từ 6 đến dưới 12 tháng, và 122 đơn vị nợ từ một đến dưới ba tháng.Một số doanh nghiệp nợ đọng lâu, số tiền lớn như: Công ty Cổ phần xây dựng 79 nợ trên 1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần xây dựng Cosevco 77 nợ trên 500 triệu đồng; Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng Kon Tum trên 300 triệu đồng. Điều đáng nói là một số đơn vị doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nợ bảo hiểm xã hội đã đành, trong danh sách nợ còn có cả một số đơn vị hành chính, cơ quan quản lý nhà nước như phòng giáo dục, trường học, văn phòng UBND một số xã, thị trấn, phòng Nội vụ..vv...Theo cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum, sở dĩ tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài trên địa bàn...
Một số doanh nghiệp nợ đọng lâu, số tiền lớn như: Công ty Cổ phần xây dựng 79 nợ trên 1 tỷ đồng; Công ty Cổ phần xây dựng Cosevco 77 nợ trên 500 triệu đồng; Công ty Cổ phần cơ điện và xây dựng Kon Tum trên 300 triệu đồng. Điều đáng nói là một số đơn vị doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nợ bảo hiểm xã hội đã đành, trong danh sách nợ còn có cả một số đơn vị hành chính, cơ quan quản lý nhà nước như phòng giáo dục, trường học, văn phòng UBND một số xã, thị trấn, phòng Nội vụ..vv…
Theo cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum, sở dĩ tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài trên địa bàn là do công tác phối hợp giữa các ngành chức năng như Thanh tra sở Lao động thương binh và xã hội, Thuế, sở Kế Hoạch và Đầu tư, Liên đoàn lao động với ngành bảo hiểm trong việc thanh tra, sử dụng lao động, quy mô đăng ký sản xuất…chưa tốt.
Một số doanh nghiệp trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội bằng nhiều cách như: Sử dụng lao động dài hạn nhưng ký hợp đồng ngắn hạn dưới ba tháng, thậm chí chỉ thỏa thuận miệng với người lao động mà không ký hợp đồng ; Có những đơn vị doanh nghiệp cố tình kéo dài nợ bảo hiểm xã hội để chiếm dụng vốn…. Tất cả các chiêu thức này, thiệt thòi cuối cùng đều đổ lên người lao động.
Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đồng thời góp phần thu bảo hiểm cho đơn vị, Bảo hiểm xã hội Kon Tum thành lập Tổ giải quyết nợ đọng để cùng các đơn vị này giải quyết vướng mắc, đồng thời đơn vị đang tiến hành các bước chuẩn bị để khởi kiện một số doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội ra tòa án để giải quyết.
Theo Nhandan
Ý kiến ()