Kinh tế Việt Nam phục hồi khá mạnh mẽ
Ngày 19-10, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tháng 10-2010 với chủ đề: Phục hồi nhanh chóng, nguy cơ gia tăng. Theo báo cáo, WB nhận định kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối mạnh mẽ. Năm 2010, tăng trưởng GDP dự kiến đạt mức 6,5%, sản xuất công nghiệp ước tăng 12,5%, xuất khẩu phục hồi trở lại mức tăng trưởng hằng năm 20%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã phục hồi bởi đây là quốc gia có giá nhân công tương đối thấp và lợi thế giáp biển, một vị trí thuận lợi thu hút các nguồn đầu tư. WB cũng đánh giá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước.Bên cạnh đó, WB cũng khuyến nghị Việt Nam cần cải thiện quản trị các tập đoàn kinh tế cùng luật đầu tư công và dự luật khung cho quan hệ đối tác công - tư nếu được Chính phủ thông qua thì sẽ hỗ trợ đẩy mạnh cải...
Bên cạnh đó, WB cũng khuyến nghị Việt Nam cần cải thiện quản trị các tập đoàn kinh tế cùng luật đầu tư công và dự luật khung cho quan hệ đối tác công – tư nếu được Chính phủ thông qua thì sẽ hỗ trợ đẩy mạnh cải cách cơ cấu, đặt nền móng cho sự tăng trưởng mạnh và bền vững của Việt Nam.
Đánh giá về kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, WB nhận định: Kinh tế phục hồi nhanh chóng, nhưng các nguy cơ cũng gia tăng; dòng vốn lớn chảy vào khu vực này nhưng cũng đem lại các thách thức mới cho chính sách của các nước. Mức tăng trưởng đã phục hồi ở mức trước khi diễn ra khủng hoảng tài chính toàn cầu ở tất cả các nền kinh tế đang phát triển. Tăng trưởng GDP thực tế nhiều khả năng đạt mức 8,9% trong khu vực (6,7% nếu không tính kinh tế Trung Quốc), tương đương tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2000-2008. Mức tăng trưởng này dự kiến sẽ giảm xuống còn khoảng 7,8% năm 2011 do năng lực dự trữ trở nên ít hơn và các biện pháp kích thích tiền tệ và tài khóa dần dần được nới lỏng. Tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến vẫn tương đối chậm chạp. Trong bối cảnh quá trình phục hồi kinh tế đang diễn ra vững chắc hơn, nhiều nước đang chuyển ưu tiên sang giải quyết các thách thức tăng trưởng trung hạn. WB cũng khuyến cáo: các nguồn vốn lớn đang đổ vào khu vực, cùng với sức ép lạm phát tăng lên, giá tài sản leo thang, các đồng tiền tăng giá đang tạo ra những thách thức đối với các cơ quan quản lý nhà nước, nhà hoạch định chính sách và gia tăng rủi ro đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Nhandan
Ý kiến ()