Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kỳ ở châu Á
Mạng tin Eurasia Review dẫn đánh giá của các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển thuộc Đại học Tổng hợp Pa-ri nhận định kinh tế Việt Nam là một "hiện tượng phát triển thần kỳ ở châu Á" sau nhiều năm khó khăn nghiêm trọng do chiến tranh gây ra.Theo các nhà nghiên cứu Pháp, ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tình trạng nghèo đói ở Việt Nam đã giảm bớt. Số dân sống dưới mức nghèo đói giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Chỉ trong vòng 15 năm, đã có 25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo. Năm 2008, tại các khu vực thành thị, chỉ có 3,5% số dân thuộc diện nghèo đói mặc dù giá sinh hoạt tiếp tục tăng. Tỷ lệ người giàu tăng mạnh do Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong 20 năm qua và là một trong số các nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Do đó, mới đây, Việt Nam đã được coi là 'mấp mé' ở gần thứ hạng của khu vực các nước mới nổi. Các chuyên gia nhận định,...
Theo các nhà nghiên cứu Pháp, ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tình trạng nghèo đói ở Việt Nam đã giảm bớt. Số dân sống dưới mức nghèo đói giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Chỉ trong vòng 15 năm, đã có 25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo. Năm 2008, tại các khu vực thành thị, chỉ có 3,5% số dân thuộc diện nghèo đói mặc dù giá sinh hoạt tiếp tục tăng. Tỷ lệ người giàu tăng mạnh do Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế đáng kể trong 20 năm qua và là một trong số các nước có mức tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới. Do đó, mới đây, Việt Nam đã được coi là 'mấp mé' ở gần thứ hạng của khu vực các nước mới nổi. Các chuyên gia nhận định, Việt Nam đạt được thành công kinh tế như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng trước hết là công cuộc đổi mới năm 1986 của Việt Nam đã đưa ra một định hướng đặc biệt: xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau đó khu vực tư nhân năng động hình thành song song với khu vực kinh tế Nhà nước. Việt Nam xác định động lực phát triển kinh tế trên cơ sở xuất khẩu và nhanh chóng tham gia nền kinh tế quốc tế. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu dẫn đầu thế giới về cà-phê, hạt tiêu và đứng thứ hai về xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam còn đóng vai trò tích cực trong các tổ chức quốc tế. Tháng 1-2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới. Để khắc phục sự bất bình đẳng giữa các vùng, miền, Chính phủ Việt Nam thực hiện chính sách chuyển ngân sách từ các khu vực giàu sang khu vực nghèo, các vùng sâu, vùng xa để phát triển cơ sở hạ tầng như giáo dục, y tế, điện, hệ thống giao thông, hệ thống cung cấp nước và thoát nước, cung cấp y tế và các loại dịch vụ xã hội khác.
Theo Nhandan
Ý kiến ()