Kinh tế Việt Nam chông chênh trước nhiều nguy cơ
Sáng nay (1/11), Quốc hội đã tiếp tục thảo luận, đánh giá, tìm giải pháp về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2011. Nhiều đại biểu lo lắng những vấn đề nhập siêu, lạm phát, nợ công, bội chi ngân sách đang gây nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô. Tình trạng thiếu điện cũng đang là lực cản đối với mục tiêu phát triển đất nước.Tăng trưởng có chất lượng thấpĐại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) nhận định, năm 2010 tốc độ tăng trưởng khoảng 6,7% GDP, vượt chỉ tiêu mà đã được Quốc hội thông qua. Đây là tốc độ khá cao trong khu vực. 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước . “Theo tôi, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chỉ số lạm phát đang tăng lên mức 8,64%, trong khi đó 2 tháng cuối năm sẽ còn tăng lên 2 con số. Đây là những điều mà chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc, vì tăng trưởng kinh tế mà không...
Sáng nay (1/11), Quốc hội đã tiếp tục thảo luận, đánh giá, tìm giải pháp về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội năm 2011. Nhiều đại biểu lo lắng những vấn đề nhập siêu, lạm phát, nợ công, bội chi ngân sách đang gây nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ mô. Tình trạng thiếu điện cũng đang là lực cản đối với mục tiêu phát triển đất nước.
Tăng trưởng có chất lượng thấp
Đại biểu Vũ Quang Hải (Hưng Yên) nhận định, năm 2010 tốc độ tăng trưởng khoảng 6,7% GDP, vượt chỉ tiêu mà đã được Quốc hội thông qua. Đây là tốc độ khá cao trong khu vực. 9 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước .
“Theo tôi, chất lượng tăng trưởng chưa cao, chỉ số lạm phát đang tăng lên mức 8,64%, trong khi đó 2 tháng cuối năm sẽ còn tăng lên 2 con số. Đây là những điều mà chúng ta cần suy nghĩ cân nhắc, vì tăng trưởng kinh tế mà không gắn với đời sống nhân dân, thì đó là sự tăng trưởng có chất lượng thấp”, đại biểu Hải nêu rõ.
Về vấn đề nợ công, theo báo cáo nợ đầu tư công hiện nay là 44,5%, trong đó nợ nước ngoài là 42,2%. Nhưng theo đại biểu Hải, nếu tính đúng tính đủ theo quy định và theo luật đầu tư công thì chỉ số đầu tư công của VN cao hơn. Bởi chúng ta chưa tính hết nợ ngân hàng, tốc độ doanh nghiệp của Nhà nước vay …
Đại biểu Hải cho rằng, nợ công của VN đang tiệm cận mức không an toàn. Bởi một số lý do. Nợ là để làm ra giá trị gia tăng, nếu giá trị gia tăng thấp thì hiệu quả xã hội thấp và vấn đề trả nợ sau này sẽ khó khăn. Hiện nay, VN chưa phải trả nợ nhiều, theo số liệu trả nợ những năm gần đây mới chỉ trả khoảng 250 – 270 triệu USD. Nhưng năm 2020 đến kỳ trả nợ, VN sẽ phải trả hơn con số này rất nhiều.
Cũng lo lắng về tăng trưởng về số và chất, theo đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội), trong báo cáo của Chính phủ, GDP năm 2010 tăng khoảng 6,7%, tuy nhiên cử tri còn nghi ngờ về các số liệu báo cáo tăng trưởng này. Vì nếu theo dõi các báo cáo tại Đại hội Đảng các tỉnh thì con số tăng trưởng của các tỉnh từ 12 đến 15%. Cử tri lo lắng về tình trạng chạy đua tăng trưởng mà không quan tâm tăng trưởng về chất và tính bền vững của sự phát triển.
Thực tế cho thấy, việc nhập siêu trong trong năm 2009 là hơn 12 tỷ USD, dự kiến 2010 thâm hụt mậu dịch khoảng 13 tỷ USD. Giá vàng tăng trong năm khoảng 20% – 25%; chênh lệch tỷ giá đang là những bức xúc của doanh nghiệp; lãi suất ngân hàng đang đứng hàng cao nhất trên thế giới; lạm phát cao; chỉ số ICOR vẫn chưa được cải thiện. Nhập siêu từ Trung Quốc rất cao, chiếm 90% nhập siêu của cả nước… nhưng Chính phủ chưa có biện pháp để cân đối.
“Việc hạn chế quota nhập khẩu vàng và để giá vàng tăng cao để cho thị trường tự do thản nhiên thao túng, nhập lậu vàng qua biên giới, gây ảnh hưởng xấu đến chỉ giá ngoại tệ. Sự tham nhũng ngoại tệ ảnh hưởng tới cả lĩnh vực bất động sản, thị trường chứng khoán, nhưng trong kế hoạch 2011 và định hướng chiến lược những năm tiếp theo chưa thấy Chính phủ đưa ra được sự kiểm soát thực sự hữu hiệu nào. Vậy Chính phủ sẽ làm gì cho xã hội và kinh tế VN cân bằng và phát triển bền vững?”, đại biểu Loan đặt câu hỏi.
Tình trạng thiếu điện là lực cản đối với mục tiêu CNH -HĐH đất nước |
EVN cần giải trình trước Quốc hội
Về chiến lược an ninh năng lượng, nhiều đại biệu khá bức xúc trước tình trạng quy hoạch của ngành điện cũng như tình trạng thiếu điện trầm trọng đã, đang và sẽ diễn ra.
Đại biểu Lê Văn Cuông (Thanh Hoá) cho rằng, tập đoàn đoàn điện lực VN là đơn vị độc quyền sản xuất phân phối trên 65% sản lượng điện của cả nước, nhiều năm qua họ được coi là đứa con cưng của nền kinh tế nên nhận được nhiều ưu ái. Khi thiếu điện thì không có ai đứng ra nhận trách nhiệm? Vai trò đầu tàu của Doanh nghiệp Nhà nước nằm ở đâu?
“Trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, chúng ta quyết tâm đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vậy để tình trạng thiếu điện liên tục, mà những năm tới còn thiếu điện nữa, vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm chính. Tôi đề nghị chính phủ làm rõ nguyên nhân, báo cáo trước Quốc hội, nếu có vướng mắc thì Quốc hội, Chính phủ tập trung xem xét, tháo gỡ để tập trung giải quyết tình trạng thiếu điện, đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế đất nước…”, đại biểu Cuông đề nghị.
Theo đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương), trong 10 năm qua, năm nào chúng ta cũng thiếu điện. Năm nay, ngành điện đã cắt điện luôn phiên ngay giữa mùa mưa. Điện không chỉ là để sản xuất, thu hút đầu tư… mà còn là chỉ số hài lòng của người dân đối với Chính phủ. Để xảy ra tình trạng thiếu điện là cản trở một nước công nghiệp phát triển. Đại biểu Đáng đề nghị, lãnh đạo tập đoàn điện lực (EVN) phải trực tiếp báo cáo giải trình về tình trạng này trước Quốc hội.
Cùng nêu bức xúc của cử tri về vấn đề này, đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) chỉ rõ, thời gian qua, EVN cắt điện tùy tiện không đúng Luật điện lực. EVN kêu thiếu vốn; thuỷ điện thiếu nguồn nước để phát điện; EVN kêu lỗ vốn trong năm hơn 6000 tỷ đồng; giá mua điện cao hơn giá bán; các nhà đầu tư đưa điện vào cho EVN kêu khó ký hợp đồng bán điện cho EVN. Có hợp đồng bán rồi thì có phát trên lưới điện hay không lại phải “xin-cho”. Trong khi đó các nhà máy nhiệt điện lớn do Trung Quốc làm PPP lại không ổn định, tốn nhiều than, công nghệ sử dụng than không phù hợp với loại than trong nước sản xuất được.
Theo đại biểu Loan :“Về thuỷ điện, các nhà thầu PPP từ Trung Quốc cung cấp phụ kiện chiếm 90% các dự án PPP (hợp tác đầu tư nhà nước và tư nhân) về điện và VN đang phải phụ thuộc vào họ về chế độ hậu mãi, phụ tùng, phụ kiện, vận hành mà Trung Quốc lại kiểm soát nguồn nước thượng nguồn, lúc khô họ có thể giữ nước, lúc lũ lụt họ có thể xả nước, gây nguy cơ bất ổn cho ta. Gần đây họ đang chuẩn bị xây nhà máy điện hạt nhân ở gần biên giới nước ta với mục tiêu sẽ bán điện cho ta và thực tế hiện nay ta đang phải mua điện của họ với giá cao hơn giá trong nước. Đây rõ ràng là nguy cơ ta sẽ phụ thuộc vào nguồn điện của Trung Quốc và như vậy an ninh năng lượng có nguy cơ bị phụ thuộc lại”.
Theo Vnmedia
Ý kiến ()