Kinh tế và tài chính -vấn đề nóng bỏng của thế giới
Giới lao động Anh biểu tình đòi cải cách tiền lương và điều kiện sống cuối tháng 11-2011. Nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu về kinh tế thế giới gần đây đưa ra những nhận xét về tình hình kinh tế thế giới năm 2011 và dự báo về lĩnh vực này trong năm 2012. Dư luận chung cho rằng, trong hai năm qua, nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm và không đồng đều.Một số chuyên gia ví rằng, nền kinh tế các nước phương Tây đang tụt dốc, tựa như ở "phía bên kia đỉnh núi".Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2011, một năm có nhiều mảng xám trong bức tranh toàn cảnh thế giới. Đó là cuộc chiến chống khủng bố vẫn rất căng thẳng, "Mùa xuân A-rập" vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng, thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu, chạy đua vũ trang và nan giải nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính và tình trạng nợ công cao ở hàng loạt nước phát triển mà các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Mối lo ngại về tình trạng...
Giới lao động Anh biểu tình đòi cải cách tiền lương và điều kiện sống cuối tháng 11-2011. |
Một số chuyên gia ví rằng, nền kinh tế các nước phương Tây đang tụt dốc, tựa như ở “phía bên kia đỉnh núi”.
Chỉ còn ít ngày nữa là kết thúc năm 2011, một năm có nhiều mảng xám trong bức tranh toàn cảnh thế giới. Đó là cuộc chiến chống khủng bố vẫn rất căng thẳng, “Mùa xuân A-rập” vẫn diễn biến phức tạp và lan rộng, thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu, chạy đua vũ trang và nan giải nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính và tình trạng nợ công cao ở hàng loạt nước phát triển mà các nhà hoạch định chính sách vẫn chưa có giải pháp khắc phục. Mối lo ngại về tình trạng suy giảm kinh tế thế giới kéo dài đang dồn vào các nước hai bên bờ Đại Tây Dương. “Căn bệnh nan y” nợ công và thất nghiệp đã ảnh hưởng xấu tới đời sống chính trị và xã hội một số nước. Đã có năm chính phủ ở khối EU bị đổ. Nhiều nước phải cắt giảm chi tiêu và giảm dự báo về tăng trưởng GDP trong nhiều năm tới. Các cuộc biểu tình của người lao động diễn ra liên tiếp tại nhiều nước phương Tây, nổi bật là “phong trào chiếm phố Uôn” phản đối các tập đoàn tài chính ở Mỹ đã lan ra hàng loạt nước ở châu Âu.
Nền kinh tế lớn số một trên thế giới cũng đang đứng trước tình trạng kinh tế ảm đạm. Chính phủ Mỹ phải nhiều lần yêu cầu nâng mức trần nợ công và đưa ra cam kết sẽ tạo thêm việc làm mới. Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma thừa nhận những khó khăn tài chính và tình trạng thâm hụt ngân sách dài hạn. Ông cho rằng, thách thức kinh tế thật sự đối với các nhà hoạch định chính sách của Mỹ hiện nay là đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm cải thiện tình hình tài khóa liên bang về lâu dài. Đây là chủ đề chính trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng sắp tới. Người dân Mỹ càng ngày càng tỏ ra bi quan đối với triển vọng của nền kinh tế. Khoảng 60% số người được hỏi ý kiến cho rằng kinh tế Mỹ vẫn trong tình trạng suy sụp và viễn cảnh sẽ còn trầm trọng hơn nữa.
Tại EU, vấn đề nợ công là chủ đề số một tại các cuộc họp cấp cao của khối trong năm qua. Căn bệnh này đã lan tới nền kinh tế lớn thứ ba trong Khu vực đồng ơ-rô là I-ta-li-a với số nợ công bằng 120% GDP và đang “gõ cửa” một nền kinh tế đầu tàu là Pháp. Hầu hết các nước thành viên EU đều phải cắt giảm chi tiêu và thực hiện những biện pháp “thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách và vực dậy nền kinh tế. Mặt khác, các nước vẫn bất đồng với nhau trong các biện pháp tháo gỡ tình hình này cũng như tiến trình xây dựng một “Đại quốc gia” ở châu Âu. Rút cuộc, tại Hội nghị cấp cao của EU
cuối năm 2011, lãnh đạo các nước nhất trí sẽ sửa đổi Hiệp ước Li-xbon về nhất thể hóa châu Âu. Nhà cầm quyền Vương quốc Anh lập tức tuyên bố “đứng ngoài” dự án cải tổ EU. Ủy viên phụ trách phát triển của EU An-đrít Pi-ban-gơ cho biết, Ủy ban châu Âu (EC) đã quyết định cắt giảm viện trợ từ năm 2014 đối với 19 nền kinh tế mới nổi.
Đánh giá về đời sống kinh tế thế giới năm 2011, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng, hoạt động kinh tế không đồng đều, trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển có sức hồi phục mạnh và tăng trưởng khá, thì tại các nền kinh tế phát triển lại phục hồi chậm và không vững, đang rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính. Tuy nhiên, IMF cảnh báo, các nguy cơ đẩy nền kinh tế thế giới rơi trở lại suy thoái đang có xu hướng tăng lên. Tiến trình cải tổ khu vực tài chính của các nền kinh tế phát triển chậm chạp, khủng hoảng nợ kéo dài và những nỗ lực điều chỉnh nợ của khu vực châu Âu đang làm tăng nguy cơ khủng hoảng lan rộng, vượt quá phạm vi châu Âu. Hiểm họa do thiếu các kế hoạch tài chính trung hạn cũng đang tăng lên ở các nước phát triển ngoài châu Âu như Mỹ và Nhật Bản. IMF kêu gọi EU khẩn cấp giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công để giảm và loại trừ sự lây lan vi-rút khủng hoảng. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cảnh báo, hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới trong và ngoài câu lạc bộ 34 nước giàu nhất thế giới này đều đứng trước nguy cơ suy thoái kép.
Bản thân Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G8) và Liên hiệp châu Âu (EU) đã tỏ ra không thể tự “lái” con tàu kinh tế ra khỏi bão táp, mà phải yêu cầu sự tham gia của Nhóm G20, Nhóm BRICS… Tại Hội nghị các nhà nghiên cứu đô thị quốc tế ở Thủ đô Niu Đê-li của Ấn Độ mới đây, Giám đốc điều hành Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ông Pa-xcan La-mi nhận định, thế giới đang đi từ khủng hoảng tài chính sang khủng hoảng tăng trưởng. Hoạt động thương mại toàn cầu rơi vào bế tắc. Ông khẳng định phục hồi kinh tế toàn cầu đến nay vẫn không đủ mạnh để giảm tỷ lệ thất nghiệp cao ở nhiều nước. Những nguy cơ suy thoái của nền kinh tế thế giới ngày càng trầm trọng. Tập đoàn tài chính HSBC vừa công bố báo cáo “Triển vọng 2012” của kinh tế thế giới, nhận định rằng, kinh tế toàn cầu đang đối mặt ba nguy cơ rủi ro lớn, ngay cả khi đồng ơ-rô đứng vững được. Đó là: rủi ro trong mối quan hệ ngầm giữa các khái niệm tài chính như lãi suất, lãi cổ phiếu, biên độ rủi ro tín dụng…; nguy cơ đổ vỡ tài chính toàn cầu gia tăng; sự “bất động” của các nhà hoạch định chính sách tại EU và Mỹ. HSBC dự báo, mức tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2012 đạt 1,9%, mức thấp nhất kể từ năm 2009, trong đó tỷ lệ này của các nước phát triển là 0,6%.
Theo Nhandan
Ý kiến ()