LSO-Với tiềm năng sẵn có về đất đai, trong vòng 5 năm trở lại đây, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có những bước tiến khá mạnh mẽ. Năm 2006, toàn tỉnh mới có 41 trang trại, thì đến năm 2010 đã có 66 trang trại. Cùng với số lượng, quy mô, vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế của các trang trại cũng lớn hơn, hình thức phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là chỉ với chừng đó, kinh tế trang trại trên địa bàn Lạng Sơn còn quá nhỏ bé so với tiềm năng.Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp tại Công ty giống Lâm nghiệp vùng Đông BắcTrong những năm qua, phát triển kinh tế trang trại đã được Lạng Sơn đặc biệt quan tâm và chỉ đạo triển khai thực hiện, trong đó điểm nhấn là Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 30/5/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2006 đến nay, số lượng trang trại tăng 16%/năm, đây là một tín hiệu khả quan, khẳng định hướng...
LSO-Với tiềm năng sẵn có về đất đai, trong vòng 5 năm trở lại đây, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có những bước tiến khá mạnh mẽ. Năm 2006, toàn tỉnh mới có 41 trang trại, thì đến năm 2010 đã có 66 trang trại. Cùng với số lượng, quy mô, vốn đầu tư, hiệu quả kinh tế của các trang trại cũng lớn hơn, hình thức phong phú, đa dạng hơn. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận là chỉ với chừng đó, kinh tế trang trại trên địa bàn Lạng Sơn còn quá nhỏ bé so với tiềm năng.
|
Mô hình kinh tế trang trại tổng hợp tại Công ty giống Lâm nghiệp vùng Đông Bắc |
Trong những năm qua, phát triển kinh tế trang trại đã được Lạng Sơn đặc biệt quan tâm và chỉ đạo triển khai thực hiện, trong đó điểm nhấn là Chỉ thị số 48-CT/TU ngày 30/5/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2006 đến nay, số lượng trang trại tăng 16%/năm, đây là một tín hiệu khả quan, khẳng định hướng đi đúng đắn của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Tổng doanh thu từ các trang trại đạt trên 8 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt trên 50 triệu đồng/năm, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2006. Qua đó đã góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn, góp phần đắc lực vào công tác xóa đói, giảm nghèo. Phải khẳng định kinh tế trang trại đã tạo ra khối lượng giá trị lớn về nông lâm sản mà quy mô vượt trội hơn nhiều so với kinh tế hộ. Mặt khác, đây còn là mô hình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu, kinh tế trang trại là nhân tố mới ở nông thôn, là động lực thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển. Phát triển loại hình kinh tế này là bước đi thích hợp để chuyển từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hoá có sự đầu tư lớn hơn về nguồn vốn, nhân lực, thiết bị cơ giới, khoa học công nghệ…và có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà”.
Hiệu quả là vậy, nhưng nhìn một cách tổng thể, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn nhiều hạn chế. Đến nay, toàn tỉnh chỉ có 5 trang trại tại thành phố Lạng Sơn là có giấy chứng nhận trang trại, còn lại không làm thủ tục xin cấp. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất phải kể đến việc cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển loại hình kinh tế này, trong khi đó các chủ trang trại chưa nhận thức hết được quyền lợi từ việc được cấp chứng nhận, nên chưa chủ động làm thủ tục. Từ đó dẫn tới tình trạng các trang trại đa phần là manh mún, nhỏ lẻ kể cả về nguồn lực đầu tư, lẫn quy mô sản xuất. Chất lượng sản phẩm hàng hoá của trang trại chưa cao, chủ yếu là xuất dưới dạng thô, tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Các trang trại phát triển vẫn chủ yếu mang tính tự phát, chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của địa phương.
Một trong những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình phát triển là vai trò lãnh đạo và năng lực điều hành của cấp uỷ, chính quyền cơ sở là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế trang trại. Trong điều kiện đó, thì Chỉ thị số 48 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh vẫn còn nguyên tính thời sự và việc các địa phương tiếp tục quán triệt, thực hiện một cách nghiêm túc Chỉ thị là một trong những giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế trang trại nhanh và bền vững hơn. Sự phát triển của kinh tế trang trại, không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn tạo ra một hiệu ứng tích cực, kéo theo sự phát triển của hàng loạt các mô hình chăn nuôi tập trung, sản xuất nông lâm nghiệp với quy mô vừa và nhỏ cũng như đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vừa qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành xây dựng đề án phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020. Cùng với một hệ thống các giải pháp toàn diện, đề án sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển theo kế hoạch, quy hoạch. Điều này cũng thể hiện quyết tâm của Lạng Sơn trong việc phát triển loại hình sản xuất này, đồng nghĩa với việc tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp hàng hoá, thúc đẩy ngành kinh tế chủ lực phát triển nhanh và bền vững hơn, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()