LSO-Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, một trong những yêu cầu là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương”. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã giải quyết được cơ bản lao động nông nhàn vào hợp tác dịch vụ, điều đó đã tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu lao động. Khai thuê dịch vụ ở Cửa khẩu Hữu NghịToàn xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc có gần 2.000 nhân khẩu trong lứa tuổi lao động thì đã có trên 600 lao động tham gia vào các hợp tác xã bốc xếp tại cửa khẩu. Tuy mức lương theo thời vụ nhưng vẫn đảm bảo mỗi lao động đạt trên 2 triệu đồng một tháng, tương đương với lương của một lao động trong các doanh nghiệp trung bình. Anh Hoàng Văn Bộ, cựu chiến binh xã Bảo Lâm tâm sự, giờ các hộ dân đã có việc làm, sinh hoạt hằng ngày không phải trông vào riêng hạt thóc. Thậm chí, có hộ từ dịch vụ mà xây được nhà, mua ti vi, xe máy....
LSO-Theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, một trong những yêu cầu là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng “ly nông bất ly hương”. Phát triển khu kinh tế cửa khẩu đã giải quyết được cơ bản lao động nông nhàn vào hợp tác dịch vụ, điều đó đã tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu lao động.
Khai thuê dịch vụ ở Cửa khẩu Hữu Nghị
Toàn xã Bảo Lâm huyện Cao Lộc có gần 2.000 nhân khẩu trong lứa tuổi lao động thì đã có trên 600 lao động tham gia vào các hợp tác xã bốc xếp tại cửa khẩu. Tuy mức lương theo thời vụ nhưng vẫn đảm bảo mỗi lao động đạt trên 2 triệu đồng một tháng, tương đương với lương của một lao động trong các doanh nghiệp trung bình. Anh Hoàng Văn Bộ, cựu chiến binh xã Bảo Lâm tâm sự, giờ các hộ dân đã có việc làm, sinh hoạt hằng ngày không phải trông vào riêng hạt thóc. Thậm chí, có hộ từ dịch vụ mà xây được nhà, mua ti vi, xe máy. Tất cả những điều đó một phần từ lao động dịch vụ ở cửa khẩu. Không riêng gì ở Bảo Lâm, dọc theo các cửa khẩu, cặp chợ biên giới như Hữu Nghị, Cốc Nam, ga Đồng Đăng, Na Hình, Tân Thanh, Nà Nưa, Bình Nghi…đều hình thành các hợp tác xã dịch vụ hoặc tổ bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới. Chỉ riêng các hợp tác xã dịch vụ đã giải quyết cho hàng ngàn lao động phổ thông có việc làm. Đặc biệt ở các khu vực như Tân Thanh, Cốc Nam, nơi ít đất sản xuất, hoặc chỉ canh tác được một vụ thì hầu như lao động nông nghiệp đã chuyển thành lao động dịch vụ ở các cửa khẩu.
Hiện Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu chính, nhiều cặp chợ, đường mòn, đường tắt thông thương với nước bạn, hình thành các khu vực giao thương biên giới. Khi có các cặp chợ, người dân hai bên qua lại làm ăn đã phát sinh rất nhiều các dịch vụ phục vụ người lao động, khách du lịch… Sự chuyển dịch cơ cấu lao động tại địa phương đã tạo tiền đề cho kinh tế cửa khẩu phát triển. Theo Quyết định số 1055 của Chính phủ về điều chỉnh Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn, theo đó, khu kinh tế cửa khẩu sẽ được mở rộng, hình thành các khu chức năng ngay tại cửa khẩu và xây dựng các công trình trong cả khu kinh tế cửa khẩu, như khu vực thành phố Lạng Sơn, các huyện phụ cận, khu hợp tác kinh tế biên giới, xây dựng đô thị Đồng Đăng với tổng vốn đầu tư 33,63 triệu USD. Như vậy, trên phạm vi toàn tỉnh sẽ chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang lao động dịch vụ. Khu đô thị Đồng Đăng- Lạng Sơn sẽ thu hút một lượng lớn lao động địa phương cũng như từ các nơi khác đổ về. Ngay trong khu kinh tế cửa khẩu, ở các chợ biên giới đã hình thành rất nhiều lao động dịch vụ như khai thuê hải quan, dịch vụ vận tải, sửa chữa, kho bãi. Theo thống kê, đã giải quyết việc làm cho trên 1.400 lao động nông nghiệp sang dịch vụ, thu hút nhiều lao động vào các dịch vụ kỹ thuật cao. Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trong khu kinh tế cửa khẩu, tỉnh cũng đã ra sức đẩy mạnh công tác đào tạo các ngành nghề dịch vụ cho trên 2.000 lao động 1 năm. Ngay sau khi đào tạo, tỷ lệ người có việc làm rất cao.
Chị Lương Thu Hương, Giám đốc Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Hưng Thịnh, một doanh nghiệp nằm trong địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu cho biết, công nhân công ty chủ yếu là lao động nông nghiệp chuyển sang. Hiện nay các khu vực nông thôn trong tỉnh cũng xuất hiện tình trạng thiếu lao động, bởi thanh niên có tay nghề cao, được đào tạo cơ bản đã tìm được việc làm mới. Trong số đó, rất nhiều lao động địa phương tham gia lao động dịch vụ ở biên giới cửa khẩu, hoặc lao động ở khu vực Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn.
Theo lộ trình, Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn sẽ được đầu tư, ưu đãi về thuế, thu nhập, vì vậy sẽ tạo tiền đề thu hút, chuyển dịch cơ cấu lao động. Đây cũng là yếu tố tác động quan trọng cho kinh tế cửa khẩu phát triển, đồng thời thúc đẩy việc hình thành một lớp công nhân gắn với các cửa khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng ly nông bất ly hương.
Đông Bắc
Ý kiến ()