Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng đối với một số mặt hàng thiết yếu
Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (MUTRAP III) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng đối với một số mặt hàng thiết yếu”.Hội thảo nhằm nghiên cứu triển khai, đề xuất và áp dụng các biện pháp thích hợp tạo lập mối liên kết giữa nhà sản xuất với tổ chức phân phối và người tiêu dùng. Từ đó hình thành kênh lưu thông hàng hóa ổn định, gắn với quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bình ổn thị trường. Đồng thời, hội thảo cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các địa phương có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và tăng cường kết nối, tham gia có hiệu quả vào việc đảm bảo cung ứng hàng hóa cho thị trường.Năm 2012, Chính phủ tiếp tục ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Với chuỗi cung ứng hàng hóa hiện có sự tham gia của nhiều chủ thể và...
Ngày 21/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (MUTRAP III) tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quản lý chuỗi cung ứng đối với một số mặt hàng thiết yếu”.
Hội thảo nhằm nghiên cứu triển khai, đề xuất và áp dụng các biện pháp thích hợp tạo lập mối liên kết giữa nhà sản xuất với tổ chức phân phối và người tiêu dùng. Từ đó hình thành kênh lưu thông hàng hóa ổn định, gắn với quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bình ổn thị trường.
Đồng thời, hội thảo cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý, các địa phương có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và tăng cường kết nối, tham gia có hiệu quả vào việc đảm bảo cung ứng hàng hóa cho thị trường.
Năm 2012, Chính phủ tiếp tục ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Với chuỗi cung ứng hàng hóa hiện có sự tham gia của nhiều chủ thể và áp lực ngày càng tăng về giá nguyên liệu đầu vào, về chi phí hoạt động (lương cho người lao động, lãi suất vốn vay còn cao)… việc bảo đảm nguồn cung cho thị trường cần sự nỗ lực của các cấp, các ngành, đặc biệt là của các doanh nghiệp. Một trong những giải pháp quan trọng của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn hiện nay là tăng cường quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa, đẩy mạnh liên kết giữa các chủ thể tham gia trong chuỗi, từ khâu đầu vào sản xuất tới đầu ra phân phối, bán lẻ, để tiết giảm được chi phí, hạn chế sự tác động của giá cả thị trường vào chi phí sản xuất, lưu thông, gia tăng lợi nhuận.
Tại Hội thảo, ông Trần Nguyên Năm, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định: trong năm 2011 hàng thực phẩm thiết yếu biến động về lượng và giá rất mạnh. Nguyên nhân do dịch bệnh, hình thức chăn nuôi, trồng tỉa, đặc biệt là khâu phân phối lưu thông thiếu tính chuyên nghiệp. Từ những nguyên nhân gây ra bất ổn của thị trường đối với các mặt hàng thiết yếu, có thể thấy rằng, nếu chúng ta tạo lập được một chuỗi cung ứng hàng hóa từ khâu sản xuất chế biến đến khâu phân phối với mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu thực sự lớn mạnh thì nguồn cung sẽ luôn được đảm bảo, thị trường đã không gặp phải những bất ổn.
Một chuỗi cung ứng mang tính cơ bản, theo ông Năm, gồm các khâu: sản xuất (giống, thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi), chế biến và phân phối (bán buôn và bán lẻ). Tuy nhiên trong thực tế, các công đoạn này chưa thực sự gắn kết với nhau, nếu có thì còn nằm ở mức manh mún.
Hầu hết ý kiến của các đại biểu đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các doanh nghiệp tham dự hội thảo đều cho rằng, lâu nay, khái niệm liên kết giữa công nghiệp với nông nghiệp, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, giữa chợ đầu mối, vựa hàng hóa với các nhà bán lẻ đã được nói rất nhiều nhưng tính hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân được các doanh nghiệp nhìn nhận là do cách làm chưa khoa học, đối tác liên kết liên doanh đa số đều muốn quyền lợi thuộc về mình, tính cộng đồng đôi bên cùng có lợi chưa thực thi một cách quyết liệt.
Theo ông Đỗ Văn Nam, Cục trưởng Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), liên kết chuỗi trong cung ứng nông sản là con đường tất yếu mang lại cho sản xuất và tiêu thụ sự ổn định, nâng cao chất lượng và uy tín của hàng nông sản tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu. Nhưng để chuỗi cung ứng hoạt động ổn định, bền vững, cần có những giải pháp mang tính chiến lược, cần giải quyết nhiều vấn đề. Trước mắt, phải đánh giá đúng vai trò, đồng thời có giải pháp hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia…
Được biết, một hội thảo tương tự cũng sẽ được Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III (MUTRAP III) tổ chức tại TP.Đà Nẵng vào ngày 23/2 tới.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()