Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc cho coder
Coder hay còn gọi là lập trình viên là nghề có mức độ cạnh tranh lớn hiện nay. Mặc dù chịu áp lực và cường độ làm việc trí não cao, tuy nhiên Coder mang lại thu nhập tốt cùng cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Vì thế rất nhiều bạn trẻ ngày càng muốn trở thành một coder chuyên nghiệp. Việc đầu tiên để trở thành coder chuyên nghiệp là vượt qua các buổi phỏng vấn căng thẳng.
Dưới đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn cơ bản giúp các coder thành công khi tìm việc mới nhất ở Đà Nẵng, Nha Trang hay Huế.
Chuẩn bị nghiêm túc, đầy đủ trước khi phỏng vấn
Rất nhiều coder cho rằng lập trình là nghề liên quan đến chuyên môn nên chỉ cần chuyên môn vững là đủ. Thực tế này dẫn đến một loạt những sự cố khiến coder chưa phỏng vấn đã mất điểm hoặc rơi vào những tình huống “dở khóc dở cười”.
Ví dụ, nhiều bạn ứng tuyển quá nhiều công ty mà không ghi chú nên không nhớ thời gian phỏng vấn dẫn đến muộn giờ thậm chí không đến buổi phỏng vấn. Có trường hợp không biết vị trí ứng tuyển có yêu cầu gì đặc biệt nên lúng túng ngay từ câu trả lời đầu tiên. Có những coder thì không mang đủ những giấy tờ theo yêu cầu từ nhà tuyển dụng.
Dù tự tin về năng lực nhưng khi ứng tuyển coder bạn vẫn cần tìm hiểu trước về công ty và vị trí tuyển dụng. Chỉ cần mất ít phút lên Google, bạn sẽ tìm ra hàng tá công ty cùng các yêu cầu cơ bản lẫn đặc biệt dành cho vai trò cũng như văn hóa doanh nghiệp để có trang phục và cách giao tiếp phù hợp.
Nếu chưa rõ về quy trình phỏng vấn, bạn có thể chủ động hỏi thăm từ nhà tuyển dụng. Đặc biệt cần luyện tập xử lý tình huống có thể xảy ra trong lúc phỏng vấn từ cách đặt và trả lời câu hỏi… Sự chuẩn bị chu đáo này sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái và tự tin khi bước vào buổi phỏng vấn chính thức.
Đảm bảo đúng giờ
Nhà tuyển dụng không có thời gian để chờ một ứng viên đến muộn. Thế nên điều bắt buộc và rất quan trọng là đến sớm trước khi buổi phỏng vấn diễn ra từ 5-10 phút.
Giao tiếp mạch lạc, rõ ràng
Kiệm lời, khó diễn đạt hay rụt rè, nhút nhát là điều khiến coder dễ bị thất bại và là điểm yếu của nhiều coder. Nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt thì hãy giữ tinh thần tự tin, thoải mái đặc biệt chú ý giao tiếp bằng mắt để ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Đặt câu hỏi
Buổi phỏng vấn xin việc không chỉ là nhà tuyển dụng hỏi, bạn trả lời. Thay vào đó, khi có vấn đề chưa rõ, kinh nghiệm phỏng vấn là bạn cần đặt câu hỏi làm rõ. Bạn hoàn toàn có thể hỏi rõ về mức lương, về quyền lợi được hưởng. Đừng ngại ngùng, bởi đây là cơ hội để bạn thương lượng được mức lương tốt và giúp bạn có quyết định chính xác là nên hay không nên làm việc tại doanh nghiệp nếu trúng tuyển.
Luôn trung thực
Công việc coder đòi hỏi chuyên môn cao, bạn không thể nói dối hoặc nói quá về chuyên môn hay thành tích. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá căng thẳng mà trả lời “không biết”, “chưa từng làm”. Thay vào đó bạn hãy thể hiện sự ham học hỏi, nỗ lực trong quá trình làm việc trước đây cũng như sau này.
Kèm theo đó, bạn có thể nói về sản phẩm, thành tựu bạn đã đạt được trong quá khứ. Hãy nói tới sự kỷ luật, nghiêm túc với nghề. Đó chính là những phẩm chất quan trọng để trở thành một coder chuyên nghiệp.
Làm gì sau phỏng vấn?
Kết thúc thời gian phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng không có nghĩa là buổi phỏng vấn đã xong. Bạn nên nhớ, bạn vẫn còn cơ hội ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng email cảm ơn trong vòng 24 giờ sau buổi phỏng vấn.
Trong email này, ngoài lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cũng như tổ chức buổi phỏng vấn, bạn cũng có thể trình bày thêm quan điểm về chủ đề mà bạn và nhà tuyển dụng đã đề cập trong buổi phỏng vấn.
Một điểm lưu ý nữa là nhiều coder chỉ phỏng vấn ở một doanh nghiệp rồi dừng lại và ngồi chờ kết quả. Đừng như thế mà hãy tìm thêm 2-3 doanh nghiệp thậm chí nhiều hơn để đi phỏng vấn. Điều đó vừa giúp bạn thêm kinh nghiệm phỏng vấn vừa có thêm sự lựa chọn công việc. Việc tích lũy kinh nghiệm sẽ là hành trang quý giá để những lần phỏng vấn sau của bạn đạt kết quả tốt hơn.
Trên đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn dành cho coder. Mong rằng với chia sẻ này, bạn có thêm tự tin và giành chiến thắng trong buổi phỏng vấn sắp tới.
Ý kiến ()