LSO-Những năm qua, công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn có những chuyển biến tiến bộ không ngừng. Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Có được kết quả đó, công tác tư tưởng đã phát huy thế mạnh của đội ngũ báo cáo viên. Đội ngũ này thực sự đã trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tư tưởng của Đảng bộ.Tập thể cán bộ Ban Tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn - Ảnh: Trọng Sơn (Ban TGTU)Hiện nay, báo cáo viên cấp tỉnh có 50 đồng chí, đều là lãnh đạo các ngành, đoàn thể được cử tham gia đội ngũ báo cáo viên kiêm chức. Đây là đội ngũ nòng cốt thực hiện công tác tư tưởng của Đảng bộ, có trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn hiểu biết rộng, hay nói cách khác là có khả năng nói và viết tinh thông. Theo tổng hợp đánh giá của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đối với đội ngũ báo cáo...
LSO-Những năm qua, công tác tư tưởng của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn có những chuyển biến tiến bộ không ngừng. Công tác tư tưởng đã góp phần quan trọng vào xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân. Có được kết quả đó, công tác tư tưởng đã phát huy thế mạnh của đội ngũ báo cáo viên. Đội ngũ này thực sự đã trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tư tưởng của Đảng bộ.
|
Tập thể cán bộ Ban Tuyên giáo tỉnh Lạng Sơn – Ảnh: Trọng Sơn (Ban TGTU) |
Hiện nay, báo cáo viên cấp tỉnh có 50 đồng chí, đều là lãnh đạo các ngành, đoàn thể được cử tham gia đội ngũ báo cáo viên kiêm chức. Đây là đội ngũ nòng cốt thực hiện công tác tư tưởng của Đảng bộ, có trình độ lý luận, trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm thực tiễn hiểu biết rộng, hay nói cách khác là có khả năng nói và viết tinh thông. Theo tổng hợp đánh giá của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đối với đội ngũ báo cáo viên cấp tỉnh nhiệm kỳ 2006 – 2010, cả 50 báo cáo viên cấp tỉnh đều hoàn thành nhiệm vụ, trong đó, có 9 báo cáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 13 báo cáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhìn chung đội ngũ báo cáo viên của tỉnh đảm bảo chất lượng và hoạt động có hiệu quả. Qua nhiệm kỳ này cho thấy, để trở thành một báo cáo viên giỏi, trước hết, phải có năng khiếu, thứ hai phải có trình độ hiểu biết và đặc biệt là có lòng say mê nghề nghiệp. Một việc làm trên phương diện thông tin phải đạt được cả hai chiều vừa cung cấp vừa thu thập thông tin. Một mặt, giúp người nghe biết cái chưa biết hoặc biết chưa đầy đủ, chưa chính xác, chưa cặn kẽ, chưa đúng, đem những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người nghe, kêu gọi mọi người hành động đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Mặt khác, qua hoạt động tuyên truyền miệng, báo cáo viên thu nhận ở người nghe nguyện vọng của quần chúng, những thông tin chưa chính xác, những điều cần điều chỉnh, để từ đó giúp cho cơ quan làm công tác tư tưởng phản ánh cho cấp uỷ Đảng và chính quyền về tình hình tư tưởng của quần chúng nhân dân. Kinh nghiệm cho thấy, báo cáo viên hoạt động tốt phải đảm bảo 4 yếu tố: đó là trình độ kiến thức và trí tuệ; khả năng diễn thuyết phù hợp với đối tượng, nắm được đối tượng và nhu cầu thông tin của đối tượng; lòng trung thành, tính trung thực, tính giáo dục của các thông tin; tinh thần cầu thị và lòng say mê nghề nghiệp của người làm báo cáo viên tuyên truyền miệng. Để hội tụ đủ 4 yếu tố phải được học tập, bồi dưỡng một cách có hệ thống, có bài bản, phải được nghe nhiều, biết rèn luyện khả năng tiếp thu thông tin, chọn lọc qua các tài liệu, báo chí để xây dựng đề cương, nội dung, cho một chương trình, buổi báo cáo thời sự chính sách, giảng nghị quyết của Đảng. Sự say mê nghề nghiệp của báo cáo viên thể hiện ở việc say sưa học tập để có hiểu biết rộng về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng. Báo cáo viên luôn phải cập nhật và khai thác các thông tin chính thống có định hướng của các cấp uỷ đảng, chính quyền để bám sát nội dung đường lối cách mạng của Đảng qua từng giai đoạn cụ thể. Muốn có một buổi nói chuyện chất lượng phải chuẩn bị thật kỹ, nghiên cứu nội dung một cách nhuần nhuyễn, làm sao chuyển tải được nội dung chính để người nghe có thể nắm bắt được vấn đề sau khi nghe. Biên soạn đề cương, tham khảo tài liệu để có thông tin chính xác, xây dựng dàn bài chi tiết để tránh tản mạn và chệch hướng. Nắm chắc đối tượng về đặc tính tâm lý và trình độ dân trí để có nội dung phù hợp và thời gian hợp lý. Trong khi nói chuyện thì từ ngữ phải phổ thông, “tròn vành rõ chữ”, tránh nói nhát gừng. Đôi khi “lên bổng xuống trầm” nhưng phải đảm bảo cho người nghe được rõ ràng theo nội dung cần diễn đạt. Sau mỗi buổi nói chuyện phải thu thập các thông tin phản hồi để chỉnh lý cho những lần sau và cần thiết đối thoại trực tiếp với người nghe. Tất cả các yếu tố trên chỉ có thể hình thành ở người báo cáo viên nhờ vào sự tận tuỵ và lòng say mê nghề nghiệp. Đó là những yếu tố thuộc phẩm chất, năng lực và tính chuyên nghiệp giúp cho báo cáo viên của Đảng thành công.
Ngày nay, Lạng Sơn cùng cả nước đang bước vào giai đoạn cách mạng mới. Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, là một tỉnh miền núi, biên giới, ngoài những yếu tố thuận lợi, các thế lực thù địch vẫn không ngừng tiến hành âm mưu thủ đoạn diễn biến hoà bình trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Hơn lúc nào hết, báo cáo viên phải là lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện công tác tư tưởng của Đảng. Để hoàn thành nhiệm vụ cao cả mà Đảng bộ giao phó, báo cáo viên không chỉ có phẩm chất, năng lực mà sự thành công còn phụ thuộc vào niềm tin, trách nhiệm và lòng say mê nghề nghiệp.
Minh Chấn
Ý kiến ()