Kinh nghiệm làm đường giao thông ở Mỹ Lộc
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo thuận lợi cho nhân dân lưu thông hàng hóa nông sản, cây trái, hệ thống đường giao thông của địa phương cần được đầu tư nâng cấp. Triển khai thực hiện nghị quyết của Huyện ủy, Đảng ủy, UBND xã Mỹ Lộc xây dựng kế hoạch phát triển giao thông nông thôn, kết hợp giao thông với thủy lợi theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.Từ tháng 9-2009, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các ấp thực hiện công tác vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với ngành chức năng khảo sát, lập thiết kế và dự toán công trình. Sau đó, tổ chức họp dân để thảo luận thống nhất về chủ trương thực hiện, mức đóng góp, hình thức đóng góp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Việc mở rộng giao thông không chỉ tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, mà còn tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thúc đẩy...
Từ tháng 9-2009, Đảng ủy, UBND xã đã chỉ đạo các ngành, đoàn thể, các ấp thực hiện công tác vận động nhân dân hiến đất, đóng góp tiền làm đường giao thông nông thôn. Đồng thời, chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với ngành chức năng khảo sát, lập thiết kế và dự toán công trình. Sau đó, tổ chức họp dân để thảo luận thống nhất về chủ trương thực hiện, mức đóng góp, hình thức đóng góp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Việc mở rộng giao thông không chỉ tạo điều kiện cho nhân dân đi lại thuận tiện, mà còn tạo điều kiện vận chuyển hàng hóa thúc đẩy kinh tế phát triển, từng bước xây dựng nông thôn mới. Trong đó người dân hiến đất, cây trồng, huyện hỗ trợ di dời công trình kiến trúc, mồ mả, Nhà nước sẽ đầu tư kinh phí láng nhựa.
Qua phát động, ban đầu có những công trình còn một số hộ không thống nhất theo phương án, Đảng ủy, UBND xã kiên trì vận động và tranh thủ sự hỗ trợ của các cán bộ về hưu, những người có uy tín đến thuyết phục. Bên cạnh việc tạo được sự đồng thuận của nhân dân, mỗi công trình khi chuẩn bị khởi công, đều được UBND xã thành lập Ban giám sát, công bố mọi số liệu dự toán trước nhân dân. Ban giám sát có nhiệm vụ thường xuyên giám sát, kiểm tra bảo đảm quá trình thi công đúng tiến độ, đạt chất lượng. Khi công trình hoàn thành, tổ chức họp dân thông báo công khai kết quả và kinh phí. Nhờ tạo sự đồng thuận trong nhân dân và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nên chủ trương mở rộng đường giao thông nông thôn ở xã Mỹ Lộc được nhân dân đồng tình ủng hộ, đóng góp tiền, đất và ngày công lao động. Xã Mỹ Lộc đã huy động được số tiền và giá trị từ đất hơn 1 tỷ 619 triệu đồng. Trong đó, có 170 hộ hiến 39.750 m2 đất và 2.039 m2 hoa màu, tổng trị giá hơn 1 tỷ 192 triệu đồng, nhân dân góp bằng tiền 405 triệu đồng và số ngày công lao động bằng 22,4 triệu đồng. Từ sự đóng góp này, hai năm qua xã Mỹ Lộc đã sửa chữa bốn cây cầu bê-tông, nâng cấp 400m đập, cống phục vụ sản xuất, nâng cấp 1.000 m đường, láng nhựa 5.677 m, rải đá 4.500 m đường… Với sự đầu tư này, từ một xã nông thôn vùng sâu, đến nay xã Mỹ Lộc đã có 50.145 km đường cho xe hai và bốn bánh đi lại cả hai mùa mưa, nắng, đạt 90,2% tổng số tuyến đường giao thông trong toàn xã. Kết quả này, có sự đóng góp không nhỏ của nhân dân.
Để đạt được kết quả trên, một trong những bài học kinh nghiệm đã được Đảng ủy, UBND xã Mỹ Lộc rút ra là: Khi chủ trương phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân sẽ được nhân dân đồng tình ủng hộ. Bên cạnh vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, khi thực hiện công trình đều công khai minh bạch từ khâu khảo sát, lập dự toán giá trị công trình để nhân dân hiểu, tham gia góp ý kiến từ đầu và phát huy vai trò giám sát của nhân dân. Đây là những yếu tố quyết định tạo nên sự thành công trong công tác vận động nhân dân xây dựng giao thông, xây dựng địa phương thành nông thôn mới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()