Ông Lý Văn Thắm, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: những năm trước 2009, xã đã có nhiều biện pháp như đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng nguồn vốn vay… Tuy nhiên, hiệu quả xóa đói giảm nghèo chưa được như mong muốn, vẫn còn rất nhiều hộ gia đình đói nghèo, mất mùa, khó khăn. Nguyên nhân là người dân vẫn còn lúng túng trong cách lựa chọn hướng đầu tư, chưa biết cách vận dụng kĩ thuật và vốn vào sản xuất. Mặt khác, các tổ chức hội chưa phát huy tinh thần đoàn kết, chưa đẩy mạnh được các phong trào trong các hội viên, người dân. Vì vậy, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có phong trào rộng khắp. Khắc phục tình trạng đó, để quyết tâm thực hiện giảm nghèo hiệu quả, xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã, cụ thể hóa các phong trào kinh tế bằng những giải pháp, chỉ tiêu thông qua ban hành Nghị quyết lãnh đạo hàng năm, hàng quý. Với 58 đảng viên, sinh hoạt ở 8 chi bộ thôn, bản, cơ quan, trường học, các đảng viên đã nêu cao tính gương mẫu, sáng tạo, sát sao với quần chúng, đưa tinh thần nghị quyết vào cuộc sống, trong đó tập trung phát huy thế mạnh chăn nuôi và trồng trọt. Theo chỉ tiêu, kế hoạch giao, các thôn, bản tận dụng các diện tích gieo trồng, duy trì và tăng trưởng đàn vật nuôi. Các tổ chức hội tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức học tập khoa học kỹ thuật cho các hội viên, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và vận động các hội viên mạnh dạn vay vốn, mạnh dạn đầu tư. Hiện, tổng dư nợ vốn của xã đạt tới 3.137 triệu đồng, tăng đáng kể so với hai năm trước, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất của nhân dân. Để phát huy tinh thần sáng tạo, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tổ chức hội còn thường xuyên tổ chức học tập, trau dồi kinh nghiệm giữa các hội viên thông qua các buổi sinh hoạt của hội và tăng cường mối giao lưu với các xã bạn để mở mang kiến thức, ứng dụng vào phát triển sản xuất.
LSO-Mặc dù là cửa ngõ của huyện Lộc Bình, lại nằm ngay quốc lộ 4B, nhưng xã Bằng Khánh vẫn chỉ là một xã thuần nông. Vì vậy, những năm trước đây, đời sống của người dân gặp không ít khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Hiện nay, đời sống kinh tế của bà con trong xã vẫn chủ yếu là phát triển nông nghiệp, song đã có nhiều đổi mới, đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo trong năm qua giảm đáng kể. Có được sự đổi thay đó là nhờ cấp ủy, chính quyền xã đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, cùng với sự vào cuộc rất tích cực của các tổ chức chính trị xã hội trong việc vận dụng những kiến thức kỹ thuật, những điều kiện thuận lợi của địa phương, đưa vốn vào sản xuất có hiệu quả.
Chị Trung Kiều Oanh chăm sóc đàn thỏ
Xã Bằng Khánh có 311 hộ dân sinh sống ở 5 thôn, bản. Trong hai năm qua, có nhiều hộ nghèo trong xã đã vươn lên thoát nghèo bền vững như hộ Nông Văn Ẹc, thôn Nà Ngần, Dương Văn Chiến, thôn Khòn Khoảng, điển hình như mô hình nuôi hàng trăm con thỏ của chị Trung Kiều Oanh, thôn Nà Ngần. Bên cạnh phát triển chăn nuôi, cơ cấu cây trồng của xã cũng chuyển đổi mạnh mẽ, tăng vụ với nhiều loại cây trồng có giá trị cao đưa vào sản xuất. Ngoài cây lương thực chính lúa, ngô giống mới, có năng suất, các loại cây khoai tây, củ đậu, ớt, mía, rau màu khác… cũng đem lại hiệu quả kinh tế khá, tăng thu nhập cho các hộ dân. Từ đó, xã đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 20% năm 2011 xuống chỉ còn 4,8% đầu năm 2012.
Ông Lý Văn Thắm, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: những năm trước 2009, xã đã có nhiều biện pháp như đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ giới hóa nông nghiệp, ứng dụng nguồn vốn vay… Tuy nhiên, hiệu quả xóa đói giảm nghèo chưa được như mong muốn, vẫn còn rất nhiều hộ gia đình đói nghèo, mất mùa, khó khăn. Nguyên nhân là người dân vẫn còn lúng túng trong cách lựa chọn hướng đầu tư, chưa biết cách vận dụng kĩ thuật và vốn vào sản xuất. Mặt khác, các tổ chức hội chưa phát huy tinh thần đoàn kết, chưa đẩy mạnh được các phong trào trong các hội viên, người dân. Vì vậy, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có phong trào rộng khắp. Khắc phục tình trạng đó, để quyết tâm thực hiện giảm nghèo hiệu quả, xã đã phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ xã, cụ thể hóa các phong trào kinh tế bằng những giải pháp, chỉ tiêu thông qua ban hành Nghị quyết lãnh đạo hàng năm, hàng quý. Với 58 đảng viên, sinh hoạt ở 8 chi bộ thôn, bản, cơ quan, trường học, các đảng viên đã nêu cao tính gương mẫu, sáng tạo, sát sao với quần chúng, đưa tinh thần nghị quyết vào cuộc sống, trong đó tập trung phát huy thế mạnh chăn nuôi và trồng trọt. Theo chỉ tiêu, kế hoạch giao, các thôn, bản tận dụng các diện tích gieo trồng, duy trì và tăng trưởng đàn vật nuôi. Các tổ chức hội tăng cường phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức học tập khoa học kỹ thuật cho các hội viên, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về những mô hình sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và vận động các hội viên mạnh dạn vay vốn, mạnh dạn đầu tư. Hiện, tổng dư nợ vốn của xã đạt tới 3.137 triệu đồng, tăng đáng kể so với hai năm trước, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất của nhân dân. Để phát huy tinh thần sáng tạo, đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, các tổ chức hội còn thường xuyên tổ chức học tập, trau dồi kinh nghiệm giữa các hội viên thông qua các buổi sinh hoạt của hội và tăng cường mối giao lưu với các xã bạn để mở mang kiến thức, ứng dụng vào phát triển sản xuất.
Lâm Giang
Ý kiến ()