Kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga soi sáng con đường Cách mạng Việt Nam
Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng tháng 2-1917, ở Nga đã hình thành hai chính quyền cùng tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết (Hội đồng công nông binh).Đầu tháng 7-1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng, khủng bố các Xô viết. Nắm bắt thời cơ này, Lê-nin qua Đại hộ VII của Đảng quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đôt chính phủ lâm thời. Ngày 25-10 theo lịch Nga cũ (06-11-1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Pê-trô-grat (Lê-nin-grat, Xanh Pe-tec-bua). Đêm 25 rạng 26-10 (07-11-1917), quân khởi nghĩa tiến đánh cung điện Mùa Đông, bắt giữ Chính phủ lâm thời. Cùng ngày, Đại hội II các Xô viết toàn Nga tuyên bố đã giành được toàn bộ chính quyền, thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”, bầu chính phủ Xô viết lúc đầu gọi là Hội đồng Ủy viên nhân dân do Lê-nin đứng đầu. Từ tháng 10-1917 đến tháng 3-1918, chính quyền Xô viết được thành lập...
Sau cuộc cách mạng dân chủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế Nga hoàng tháng 2-1917, ở Nga đã hình thành hai chính quyền cùng tồn tại: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các Xô viết (Hội đồng công nông binh).
Đầu tháng 7-1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh của quần chúng, khủng bố các Xô viết. Nắm bắt thời cơ này, Lê-nin qua Đại hộ VII của Đảng quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang lật đôt chính phủ lâm thời. Ngày 25-10 theo lịch Nga cũ (06-11-1917), khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Pê-trô-grat (Lê-nin-grat, Xanh Pe-tec-bua). Đêm 25 rạng 26-10 (07-11-1917), quân khởi nghĩa tiến đánh cung điện Mùa Đông, bắt giữ Chính phủ lâm thời. Cùng ngày, Đại hội II các Xô viết toàn Nga tuyên bố đã giành được toàn bộ chính quyền, thông qua “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”, bầu chính phủ Xô viết lúc đầu gọi là Hội đồng Ủy viên nhân dân do Lê-nin đứng đầu. Từ tháng 10-1917 đến tháng 3-1918, chính quyền Xô viết được thành lập trong cả nước. Từ năm 1918 đến năm 1922, các lực lượng phản cách mạng nổi dậy khắp nơi, được 14 nước tư bản bên ngoài xông vào tiếp sức nhưng đã bị đánh bại. Cuối năm 1922, nước Nga cùng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa gia nhập thêm để thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết gọi tắt là Liên Xô, chiếm 1/6 diện tích quả địa cầu với dân số hơn 210 triệu người (năm 1951).
Từ tháng 6-1941 đến tháng 8-1945, quân dân Liên Xô đã đóng vai trò chủ yếu trong cuộc đánh bại Đức và Nhật, cứu loài người khỏi thảm họa chủ nghĩa phát xít.
Về xây dựng đất nước trong hòa bình, chỉ với 34 năm (từ 1922 đến 1940 và từ 1945 đến 1960), nhân dân Liên Xô đã xóa bỏ tận gốc ách bóc lột người lao động, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ, trình độ dân trí được nâng cao, nhiều nhân tài được đào tạo, đã có nhiều phát minh sáng tạo lớn trong khoa học, công nghệ, trong văn học nghệ thuật, đã có lực lượng quốc phòng hùng mạnh; đã dẫn đầu trong cuộc chinh phục vũ trụ. Sự tồn tại và phát triển của Liên Xô đã tạo thế và lực cho nhân dân nhiều nước giành độc lập dân tộc và đi vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Tình hình trên đây đã được thực tế lịch sử chứng minh. Về sau này chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô sụp đổ là do lãnh đạo của Đảng phạm nhiều sai lầm, không thể từ đó mà phủ nhận thắng lợi to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Trong một bài viết vào tháng 1-1959, Bác Hồ cho rằng: “Tiếng sấm Cách mạng Tháng Mười Nga đã vang dội làm chấn động toàn thể địa cầu… Tiếng sấm Cách mạng ấy thúc đẩy những người Việt Nam yêu nước hướng về phía Liên Xô, hấp thụ lý luận vĩ đại của chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tích cực tham gia cuộc đấu tranh cách mạng do các Đảng Cộng sản Pháp và Trung Quốc tiến hành và bắt đầu truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt nam. Ngọn đuốc lý luận Mác – Lê-nin và kinh nghiệm cách mạng Tháng Mười vĩ đại soi sáng con đường cách mạng Việt Nam”. (1)
Kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga soi sáng con đường cách mạng Việt nam nổi lên hai vấn đề lớn:
Một là: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Đó là con đường đem sức ta để giải phóng cho ta, là dựa vào sức mạnh của khối liên minh công nông, sức mạnh của lòng dân, là biết tranh thủ thời cơ để khởi nghĩa giành chính quyền, là giữ cho chính quyền luôn trong sạch vững mạnh, đủ sức chống thù trong giặc ngoài, là luôn nhớ lời cảnh báo của Lê-nin: giành chính quyền đã khó, nhưng giữ được chính quyền càng khó hơn.
Hai là:Vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản theo nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của Lê-nin. Những nguyên tắc đó là:
Đảng phải là khối liên minh tự nguyện của những người có chung lý tưởng đấu tranh cho chủ nghĩa cộng sản theo lý luận khoa học và cách mạng của Mác – Ăng-ghen. Đảng phải là đội tiên phong có tổ chức và là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, có quan hệ gắn bó máu thịt với giai cấp công nhân, thực hiện liên minh chặt chẽ giữa giai cấp công nhân với nông dân và trí thức có chí hướng phục vụ sự nghiệp giải phóng nhân dân lao động. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải chăm lo phát triển kinh tế, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân lao động và thực hiện “dân chủ gấp triệu lần” so với xã hội tư bản.
Đảng phải đề ra được chiến lược và sách lược chính trị đúng đắn, trên cơ sở phát huy mọi năng lực trí tuệ trong Đảng, tiếp thu ý kiến về nguyện vọng, về kinh nghiệm thực tiễn của quần chúng và thực hiện tự phê bình, phê bình.
Đảng phải được tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; coi việc giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt, chống chia rẽ bè phái trong Đảng, không để lọt vào Đảng bọn cơ hội chính trị, bọn tình báo gián điệp.
Kết nạp người vào Đảng phải bảo đảm chất lượng, không được vì tăng số lượng mà làm giảm sút chất lượng. Đảng viên phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về chính trị và lý luận cách mạng, nâng cao năng lực vận động quần chúng để được quần chúng yêu quý, coi như một lãnh tụ trực tiếp của mình. Đặc biệt phải chú trọng bồi dưỡng những công nhân công nghiệp ưu tú qua đấu tranh cách mạng để kết nạp vào Đảng và giúp đỡ họ học tập rèn luyện trở thành những cốt cán trong các cấp ủy Đảng, nhất là trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Chi bộ phải là bộ tham mưu chính trị của quần chúng ở cơ sở, là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng. Mọi cán bộ trong các cấp ủy Đảng, kể cả lãnh tụ tối cao của Đảng đều phải sinh hoạt ở chi bộ, chịu sự giám sát của chi bộ về phẩm chất chính trị, về đạo đức, nhân cách, lối sống, bảo đảm cho mọi đảng viên đều có quyền bình đẳng, cùng làm chủ trong Đảng.
Trong xây dựng Đảng, phải chú trọng vai trò người đứng đầu các cấp ủy Đảng, đặc biệt là người đứng đầu ở cấp Trung ương. Đó là thủ lĩnh, là lãnh tụ của Đảng. Đối với Lê-nin, Bác Hồ đã cho rằng đó là vị thủ lĩnh, một lãnh tụ vĩ đại, cao quý “Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy… Các dân tộc phương Đông đã coi Lê-nin là hiện thân của tình anh em bốn bể. Không những họ biết ơn Người mà còn tha thiết yêu mến Người(2).
Tìm ra con đường cách mạng vô sản, suy nghĩ vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh của Việt Nam, với việc xây dựng Đảng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của Lê-nin và học theo gương đạo đức cao đẹp của Lê-nin là mối quan tâm hàng đầu trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
Nhân kỷ niệm cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, chúng ta ôn lại lịch sử, tìm hiểu kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã soi đường cho cách mạng Việt Nam, để cùng nhau suy nghĩ phải chăng là rất bổ ích.
—————–
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9 NXBCTQG Hà Nội năm 2000, trang 314.
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 NXBCTQG Hà Nội năm 2000, trang 295.
Theo Nhandan
Ý kiến ()