Giá thuê mặt bằng tăng, khách hàng ngày càng thắt chặt chi tiêu nên ít mua sắm, nhiều chủ kinh doanh điêu đứng, tính nước thanh lý, đóng cửa hàng hoặc chuyển sang địa điểm rẻ hơn.Thời gian gần đây, nhiều cửa hàng thanh lý, nghỉ bán hàng. Ảnh: Xuân NgọcNhan nhản trên khắp các tuyến phố ở Hà Nội, người tiêu dùng có thể bắt gặp những tấm biển "thanh lý", "sale off" hay "khuyến mãi". Không chỉ là chiêu câu khách, nhiều chủ hiệu thực sự giảm giá vì có nhu cầu chuyển, thậm chí đóng hẳn cửa hàng.Chị Nguyễn Kim Hoa, chủ một tiệm thời trang trên đường Phạm Ngọc Thạch cho biết, phải giảm giá 50-70% tất cả các sản phẩm để đóng cửa. Vì bắt đầu từ tháng 9, chủ nhà đòi tăng thêm 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Chị không kham nổi mức giá đó nên tính thanh lý hết số hàng đã nhập rồi trả cửa hàng, không bán nữa.Chị Hoa tâm sự, từ nửa năm nay, việc kinh doanh cũng không được suôn sẻ như trước vì doanh số bán ra ngày càng giảm. Theo chị, do giá cả đắt đỏ nên...
Giá thuê mặt bằng tăng, khách hàng ngày càng thắt chặt chi tiêu nên ít mua sắm, nhiều chủ kinh doanh điêu đứng, tính nước thanh lý, đóng cửa hàng hoặc chuyển sang địa điểm rẻ hơn.
|
Thời gian gần đây, nhiều cửa hàng thanh lý, nghỉ bán hàng. Ảnh: Xuân Ngọc |
Nhan nhản trên khắp các tuyến phố ở Hà Nội, người tiêu dùng có thể bắt gặp những tấm biển “thanh lý”, “sale off” hay “khuyến mãi”. Không chỉ là chiêu câu khách, nhiều chủ hiệu thực sự giảm giá vì có nhu cầu chuyển, thậm chí đóng hẳn cửa hàng.
Chị Nguyễn Kim Hoa, chủ một tiệm thời trang trên đường Phạm Ngọc Thạch cho biết, phải giảm giá 50-70% tất cả các sản phẩm để đóng cửa. Vì bắt đầu từ tháng 9, chủ nhà đòi tăng thêm 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Chị không kham nổi mức giá đó nên tính thanh lý hết số hàng đã nhập rồi trả cửa hàng, không bán nữa.
Chị Hoa tâm sự, từ nửa năm nay, việc kinh doanh cũng không được suôn sẻ như trước vì doanh số bán ra ngày càng giảm. Theo chị, do giá cả đắt đỏ nên khách hàng chi tiêu cũng chi li hơn trước. Bằng chứng là nhiều khách quen của chị ít lui tới hơn. Thậm chí, có người còn nói thẳng, họ vào chợ nhỏ sắm đồ cho rẻ, thay vì đến shop như trước.
“Như những đợt trước, để câu khách, tôi chỉ giảm 10-20%. Lần này, có những mặt hàng giảm tới 70%, gần như bằng giá nhập vào, hy vọng bán được hết trước tháng 9, thu hồi vốn để chuyển sang công việc khác”, chị Hoa nói.
Cũng như chị Hoa, chị Hương Lan, chủ shop thời trang trên đường Cầu Giấy cũng quyết định giảm giá 20% toàn bộ hàng vì có sự thay đổi chiến lược kinh doanh. Chủ nhà dọa tăng giá cho thuê nên chị tìm một địa điểm khác rẻ hơn và sang tháng sẽ chuyển cửa hàng.
Chị Lan giãi bày, đến điểm mới, còn phải căn cứ vào tình hình cư dân, nhu cầu tiêu dùng cũng như mức chi tiêu ở đó mà nhập hàng nên giảm giá để thanh lý được càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh lý do bị tăng giá mặt bằng, không ít người đóng tiệm vì buôn bán quá khó khăn tại thời điểm hiện nay. Anh Lộc, chủ địa chỉ sim thẻ trong phố Hồng Mai vừa bán hàng vừa trưng biển “Cho thuê”. Đó là cửa hàng của gia đình anh, mấy năm trước kinh doanh sim điện thoại rất khá nên anh thuê lại của cha mẹ. Nhưng kể từ khi sim rác hết thời, kinh doanh khó hơn.
“Tôi sẽ cho thuê, mỗi tháng lấy 6-7 triệu đồng rồi đi làm thêm việc khác, thu nhập còn cao hơn tự kinh doanh”, anh nhẩm tính.
|
Nhiều chủ kinh doanh trả mặt bằng khiến nhiều cửa hàng treo biển cho thuê. Ảnh: Xuân Ngọc |
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến xuất hiện ngày càng nhiều cửa hàng gắn biển “Cho thuê”. Ông Hưng, chủ sở hữu một căn nhà mặt đường trên phố Mai Động cung cấp, cách đây hơn chục ngày, người thuê trả nhà nhưng đến nay vẫn chưa tìm được khách mới.
Ông cho biết thêm, họ trả nhà một phần do gia đình ông muốn tăng tiền nhà mỗi tháng thêm một triệu. “Họ không thuê nữa, mình cũng hơi tiếc nhưng không tăng không được vì giá cả cái gì cũng lên, mà những nơi khác người ta còn tăng giá vài triệu từ lâu rồi”, ông Hưng phân trần.
Không chấp nhận “giải nghệ” tay trắng sau khi đã bỏ ra số tiền lớn để thiết kế, trang trí, cộng thêm với việc chưa thanh lý kịp lô hàng, nhiều chủ kinh doanh tiến hành sang nhượng cửa hàng.
Với hình thức này, chủ shop bàn giao cả hợp đồng thuê mặt bằng, hàng hóa còn lại, mối hàng và danh sách khách quen. Đổi lại, chủ kinh doanh không phải hạ giá bán tống sản phẩm, lại nhận được từ vài chục đến hơn một trăm triệu đồng tùy địa điểm, tình hình kinh doanh và số lượng hàng tồn lại. Còn người mua được phép tiếp tục bán mặt hàng đó, thậm chí giữ nguyên tên cửa hàng.
Tuy thu được khoản tiền không nhỏ sau khi nghỉ buôn bán song việc áp dụng phương thức trên không phải dễ. Để thu hút giới đầu tư, việc kinh doanh của các chủ tiệm phải tiến triển tốt với trên 3 năm kinh nghiệm, tạo được nhiều mối khách quen và có uy tín trên thị trường.
Anh Nam, một người rao tin chuyển nhượng cửa hàng trên mạng chia sẻ, chỉ những người không vội gom vốn, trả mặt bằng mới nghĩ đến việc chuyển nhượng. Vì theo anh, để gặp được một người đồng ý với mình cả về thiết kế, loại hàng kinh doanh và sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đồng để mua lại là không nhiều.
Theo VnExpress
Ý kiến ()