Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 4 tỉ USD
Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng ước đạt 4 tỉ USD, tăng 27% năm 2010. Thị trường tiêu thụ chính gồm 29 quốc gia thuộc Bắc Mỹ, EU, châu Á, châu Đại Dương và Trung Đông.Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, sản lượng cá tra trên 600.000 tấn, kim ngạch đạt gần 1,7 tỉ USD. Tôm các loại 190.000 tấn, kim ngạch đạt 1,8 tỉ USD. Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng dẫn đầu về xuất khẩu tôm sú. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, TP Cần Thơ dẫn đầu về xuất khẩu cá tra.Năm nay, các tỉnh ĐBSCL đưa 762.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản nước mặn, lợ và ngọt, trong đó có 582.000 ha nuôi tôm sú, 12.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, hàng chục ngàn ha nuôi tôm càng, cá nước ngọt, nhuyễn thể. Sản lượng thủy sản nuôi năm 2011 tại ĐBSCL đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, là nguồn nguyên liệu khá dồi dào phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng...
Theo ngành thương mại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng ước đạt 4 tỉ USD, tăng 27% năm 2010. Thị trường tiêu thụ chính gồm 29 quốc gia thuộc Bắc Mỹ, EU, châu Á, châu Đại Dương và Trung Đông.
Trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu, sản lượng cá tra trên 600.000 tấn, kim ngạch đạt gần 1,7 tỉ USD. Tôm các loại 190.000 tấn, kim ngạch đạt 1,8 tỉ USD. Các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng dẫn đầu về xuất khẩu tôm sú. Các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, TP Cần Thơ dẫn đầu về xuất khẩu cá tra.
Năm nay, các tỉnh ĐBSCL đưa 762.000 ha mặt nước vào nuôi thủy sản nước mặn, lợ và ngọt, trong đó có 582.000 ha nuôi tôm sú, 12.000 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, hàng chục ngàn ha nuôi tôm càng, cá nước ngọt, nhuyễn thể. Sản lượng thủy sản nuôi năm 2011 tại ĐBSCL đạt gần 2,2 triệu tấn, tăng 252.000 tấn so năm 2010, là nguồn nguyên liệu khá dồi dào phục vụ chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Các tỉnh ven biển ĐBSCL hoàn thiện thêm một bước hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi thủy sản nói chung và tôm sú nói riêng; tăng cường kiểm soát con giống, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đưa tôm giống kém chất lượng vào nuôi. Các tỉnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng đến các vùng nuôi tập trung, cho nông dân vay vốn cải tạo ao, vuông tôm, mua con giống, thức ăn thủy sản. Các tỉnh tổ chức rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình nuôi theo phương pháp GAP và CoC; tăng cường đào tạo nhân lực phục vụ cho nuôi trồng, khai thác và chế biến; hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ nhằm đa dạng hóa các mặt hàng. Các tỉnh phối hợp với các ngành liên quan tháo gỡ khó khăn liên quan đến rào cản thương mại nhiều nước, cung cấp cho doanh nghiệp chế biến và người nuôi thêm nhiều thông tin về thị trường, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Các biện pháp tích cực nói trên đã góp phần thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản tăng cả về số lượng và giá trị. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()