Kiện toàn thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn thành phố Hà Nội
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 7053/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án kiện toàn thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 7053/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án kiện toàn thôn, tổ dân phố thuộc địa bàn thành phố Hà Nội.
Đề án nhằm cụ thể hóa Đề án số 06-ĐA/TU ngày 24/9/2013 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc Thành phố Hà Nội;
Thực hiện kiện toàn thôn, tổ dân phố, để có hệ thống các thôn, tổ dân phố ổn định, đồng bộ, thống nhất, có quy mô số hộ dân hợp lý, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, tập quán, văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của từng địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động của cộng đồng dân cư theo địa bàn thôn, tổ dân phố; nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy; hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của chính quyền cấp xã, hiệu quả hoạt động của MTTQ và các đoàn thể;
Kết quả việc kiện toàn thôn, tổ dân phố sẽ làm cơ sở quan trọng để tổ chức chi bộ Đảng và các tổ chức chính trị, xã hội đồng bộ theo địa bàn thôn, tổ dân phố.
Theo Đề án, Hà Nội sẽ sáp nhập thôn, tổ dân phố có quy mô nhỏ để thành thôn, tổ dân phố có quy mô lớn hơn nhằm thu gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã và nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội của thôn, tổ dân phố. Với quy mô từ 250 hộ trở lên sẽ được thành lập tổ dân phố mới; từ 200 hộ trở lên để thành lập thôn mới.
Với các tổ, thôn có quy mô đông, UBND TP xác định giữ nguyên các thôn có quy mô dân số lớn và đang hoạt động ổn định. Tuy nhiên, có thể xem xét từng trường hợp cụ thể, ở những nơi có đủ điều kiện, có thể chia tách thôn có quy mô số hộ dân quá lớn để thành lập các thôn có quy mô số hộ dân hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
UBND cấp huyện rà soát, xây dựng kế hoạch, phương án kiện toàn thôn, tổ dân phố, xin ý kiến Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp. Trên cơ sở đó, UBND cấp huyện thực hiện quy trình, ra quyết định sáp nhập thôn, tổ dân phố theo quy định. Thời gian thực hiện từ quý IV năm 2013 và hoàn thành trong quý II năm 2014;
UBND cấp huyện thực hiện quy trình lập hồ sơ đề nghị chia tách thôn, tổ dân phố; báo cáo UBND Thành phố, để trình UBND TP xem xét thông qua. Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND TP ra quyết định chia tách, thành lập thôn, tổ dân phố mới theo trình tự quy định./.
Trong những năm qua, hệ thống thôn, tổ dân phố trực thuộc Thành phố đã thể hiện tốt vai trò là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư, nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, duy trì bản sắc và truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương, đất nước. Tuy nhiên, quy mô của các thôn, tổ dân phố có sự khác biệt lớn. Số tổ dân phố có quy mô dưới 70 hộ chiếm đến 41,56%. Nhiều phường nội thành có tới gần 100 tổ dân phố, cá biệt có phường có trên 100 tổ dân phố, dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức hội họp của chính quyền phường đối với Tổ trưởng tổ dân phố gặp không ít khó khăn và hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, tại một số thôn có quy mô lớn, một thôn có nhiều chi bộ. Do vậy, việc lãnh dạo của chi bộ; việc quản lý, điều hành của chính quyền xã và hoạt động của Trưởng thôn, phó trưởng thôn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là việc tổ chức hội họp cử tri của thôn để triển khai các bước công việc khi bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()