Kiên quyết xử lý hành vi in lậu sách
Trong những năm qua, nhiều vụ in lậu sách đã bị phát hiện, xử lý. Các cơ quan chức năng đã tiến hành truy quét, xử phạt (như năm 2007, Bộ Công an đã phát hiện và sau đó truy nã toàn quốc Nguyễn Hữu Chiến về hành vi sản xuất hàng giả tại Công ty cổ phần in Thái Nguyên).Các cơ sở kinh doanh sách cùng dư luận đã rất nhiều lần lên tiếng phê phán, nhưng hiện tượng in lậu sách vẫn không thuyên giảm, mà xem chừng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đáng chú ý là việc in lậu sách hiện nay không còn thực hiện theo lối thủ công, phạm vi nhỏ lẻ, mà được tổ chức trên quy mô lớn, có phương tiện hiện đại. Mới đây, ngày 12-11, tại Hà Nội, PC 46 và Đội quản lý thị trường số 15 đã khám xét, kiểm tra khẩn cấp hệ thống cơ sở gia công sau in Huy Thi (chủ kinh doanh Nguyễn Văn Thi), thu giữ gần 10 nghìn cuốn sách lậu, sách giả, một số lượng lớn các trang bìa và ruột của một số cuốn sách chưa thành phẩm. Một...
Các cơ sở kinh doanh sách cùng dư luận đã rất nhiều lần lên tiếng phê phán, nhưng hiện tượng in lậu sách vẫn không thuyên giảm, mà xem chừng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Đáng chú ý là việc in lậu sách hiện nay không còn thực hiện theo lối thủ công, phạm vi nhỏ lẻ, mà được tổ chức trên quy mô lớn, có phương tiện hiện đại. Mới đây, ngày 12-11, tại Hà Nội, PC 46 và Đội quản lý thị trường số 15 đã khám xét, kiểm tra khẩn cấp hệ thống cơ sở gia công sau in Huy Thi (chủ kinh doanh Nguyễn Văn Thi), thu giữ gần 10 nghìn cuốn sách lậu, sách giả, một số lượng lớn các trang bìa và ruột của một số cuốn sách chưa thành phẩm. Một số kho sách lớn khác ngay cạnh đó vẫn bị khóa trái cửa, chưa được kiểm tra, khám xét… Bên cạnh đó, cũng phải đề cập đến một kiểu in lậu khác mà dư luận đã từng phê phán là hiện tượng in ấn, xuất bản, phát hành với số lượng cao hơn giấy phép xuất bản.
Tình trạng in lậu sách đang hoành hành nhằm mang lại nguồn thu bất chính cho những người tổ chức. Với nhiều cuốn sách in lậu, ngoài việc in, đóng gáy cẩu thả, người ta còn tùy tiện thêm bớt cả nội dung, in giá sách cao hơn giá chính thức để lấy phần trăm phát hành,… làm ảnh hưởng tới uy tín của cơ sở xuất bản – phát hành chính thức. Rồi từ các cơ sở in ấn phi pháp này, sách in lậu len lỏi tới các cửa hàng, quầy sách báo, theo chân người bán sách báo rong đến tay người tiêu dùng. Như vậy, bản quyền hợp pháp của các tác giả, bản quyền của các cơ quan, đơn vị xuất bản – in ấn – phát hành làm việc nghiêm túc và có trách nhiệm đã bị xâm phạm, đặc biệt là một nguồn thuế của Nhà nước bị thất thu…
Đã hơn bảy năm kể từ ngày Luật Xuất bản của nước CHXHCN Việt Nam ra đời (sau đó được sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII vào năm 2008), cũng đã hơn bảy năm kể từ ngày Công ước Bern có hiệu lực tại Việt Nam. Trong thời gian đó, Nhà nước và các cơ quan hữu quan, cùng một số cơ sở kinh doanh có liên quan đến bản quyền đã có rất nhiều cố gắng để hoạt động xuất bản đi vào nền nếp, phù hợp với yêu cầu luật pháp và có văn hóa, coi việc biết tôn trọng quyền lợi của người khác là thể hiện sự tự trọng chính mình. Vì thế, nhiều tác phẩm có giá trị đã đến với bạn đọc theo con đường lương thiện, nhận được sự ủng hộ của công chúng rộng rãi. Tuy nhiên, trong bối cảnh sách đang trở thành một loại hàng hóa thì cũng đồng thời xuất hiện những kẻ in lậu làm giàu bất chính trên công sức lao động, mồ hôi, tâm huyết, tiền bạc của tác giả cùng người làm sách chân chính. Đó là hành vi không thể chấp nhận, và nếu kéo dài, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới một lĩnh vực quan trọng của đời sống văn hóa. Đề nghị các cơ quan chức năng có biện pháp kiên quyết để lập lại kỷ cương trong quản lý xuất bản, mang lại vẻ đẹp văn hóa cho quá trình in ấn – xuất bản – phát hành sách.
Theo Nhandan
Ý kiến ()