Kiên Giang triển khai xây dựng chiến lược quản lý nghề lưới kéo
Ông Trần Chí Viễn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2015, tỉnh triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm khai thác không mong muốn của nghề lưới kéo”.
Ông Trần Chí Viễn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Kiên Giang cho biết: Từ nay đến năm 2015, tỉnh triển khai thực hiện dự án “Xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm khai thác không mong muốn của nghề lưới kéo”.
Đây là dự án thuộc Dự án Xây dựng chiến lược quản lý nghề lưới kéo đáy giai đoạn 2 (REBYC-II-CTI) do Qũy môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ triển khai thực hiện ở 5 nước Việt Nam, Indonesia, Papua New Guinea, Philippines, Thái Lan và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). Kiên Giang là địa phương được chọn thực hiện dự án thí điểm này ở Việt Nam .
Dự án nhằm bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy hải sản và đa dạng sinh học các hệ sinh thái ven bờ; hỗ trợ giải pháp kỹ thuật và hành động cụ thể cho việc quản lý nghề lưới kéo, đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân trong khai thác đánh bắt trên ngư trường khu vực thực hiện dự án.
Tại tỉnh Kiên Giang, dự án “ Xây dựng chiến lược quản lý sản phẩm khai thác không mong muốn của nghề lưới kéo” thực hiện 4 hợp phần: t ăng cường thể chế chính sách quản lý sản phẩm đánh bắt ngẫu nhiên trong nghề lưới kéo đáy; giải pháp kỹ thuật cho nghề lưới kéo đáy nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản vùng biển ven bờ; c ải thiện nguồn thông tin, số liệu về hoạt động của nghề lưới kéo tại điểm trình diễn dự án; t ăng cường năng lực quản lý ngành, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về đánh cá có trách nhiệm.
Kiên Giang là tỉnh ven biển của đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế thủy sản. Toàn tỉnh hiện có đoàn tàu cá 12.550 chiếc, tổng công suất gần 1,7 triệu CV, với 20 loại nghề tập trung trong những nghề chính là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, câu và nghề khác. Theo đó, đội tàu lưới kéo của tỉnh hiện có 3.273 chiếc, tổng công suất hơn 1,2 triệu CV, chiếm 28,4% về số lượng và 72,6% về công suất máy, với cơ cấu 800 tàu nghề kéo đơn và 2.473 tàu nghề kéo đôi. Sản lượng khai thác của nghề lưới kéo chiếm gần 80% tổng sản lượng đánh bắt thủy hải sản hàng năm của tỉnh.
Lưới kéo là nghề khai thác chủ động, hoạt động theo nguyên lý lọc nước lấy cá bằng sức kéo của tàu. Đối tượng khai thác chính của nghề này là cá và các loài hải sản ở tầng đáy và gần đáy. Những năm gần đây, để tăng năng suất và sản lượng khai thác, các tàu kéo ở Kiên Giang sử dụng máy công suất lớn, cải tiến ngư cụ, tăng thời gian khai thác đánh bắt trên ngư trường. Đối với tàu lưới kéo công suất nhỏ, ngư dân thường sử dụng kích điện kết nối với ngư lưới cụ để khai thác đánh bắt ven bờ, gần bờ gây suy kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao của nghề lưới kéo đang ở ngưỡng nguy cấp, trước nguy cơ cạn kiệt, tuyệt chủng.
Theo Dangcongsan
Ý kiến ()