Kiểm tra xử lý các cơ sở đào tạo thực hiện sai quy định trong đào tạo liên thông, liên kết
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD và ĐT) cho biết, hiện nay việc tổ chức, quản lý đào tạo liên thông, liên kết tại một số trường đại học (ĐH) không đúng quy định và chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm chất lượng. Để chấn chỉnh đào tạo liên thông, liên kết, Bộ GD và ĐT yêu cầu hiệu trưởng các trường chú trọng tới các giải pháp bảo đảm chất lượng đào tạo; không tổ chức liên kết đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy ngoài cơ sở đào tạo của trường.Các trường đào tạo liên thông từ trung cấp lên ĐH, từ trung cấp nghề và cao đẳng nghề lên cao đẳng và ĐH phải có quyết định giao nhiệm vụ của Bộ trưởng GD và ĐT. Bên cạnh đó, công bố công khai chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, điều kiện bảo đảm chất lượng, kế hoạch đào tạo cho người học trên trang thông tin điện tử của trường. Bộ sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý các trường thực hiện sai quy định trong đào tạo liên thông, liên kết. Khoa học địa lý đối với bảo...
Các trường đào tạo liên thông từ trung cấp lên ĐH, từ trung cấp nghề và cao đẳng nghề lên cao đẳng và ĐH phải có quyết định giao nhiệm vụ của Bộ trưởng GD và ĐT. Bên cạnh đó, công bố công khai chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, điều kiện bảo đảm chất lượng, kế hoạch đào tạo cho người học trên trang thông tin điện tử của trường. Bộ sẽ tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý các trường thực hiện sai quy định trong đào tạo liên thông, liên kết.
Khoa học địa lý đối với bảo vệ môi trường biển, đảo Việt Nam
Ngày 30-9, tại TP Huế, Hội Địa lý Việt Nam phối hợp với Trường đại học Sư phạm (Đại học Huế), Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý lần thứ sáu với chủ đề: “Khoa học địa lý với phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá những đóng góp quan trọng của ngành khoa học địa lý trong thời gian qua, nhất là việc đã tập trung nghiên cứu vấn đề chủ quyền biên giới biển, đảo và bảo vệ môi trường biển. Các đại biểu cũng đề nghị Hội Địa lý Việt Nam phát huy cao hơn nữa vai trò của mình trong việc tư vấn, phân tích, phản biện xã hội, định hướng quy hoạch, nhằm đưa Việt Nam đến năm 2020 sẽ trở thành một nước mạnh về biển, giàu về biển.
Kiểm tra, giám sát thực phẩm nhập khẩu
Ngày 1-10, trao đổi với các cơ quan báo chí, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết: Từ nay đến cuối năm, Bộ Y tế sẽ tập trung việc thanh tra, kiểm tra giám sát các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu như: Bánh kẹo, thực phẩm khô, trái cây, phụ gia thực phẩm. Đây là những thực phẩm sẽ được tiêu thụ nhiều trong thời gian tới. Đồng thời các cơ quan chuyên môn sẽ chấn chỉnh hoạt động quảng cáo liên quan đến thực phẩm đối với tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Theo thống kê, trong quý III vừa qua, cả nước ghi nhận 67 vụ ngộ độc thực phẩm, với 2.225 người mắc, trong đó có 15 người chết. Nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm chủ yếu là do vi sinh vật, độc tố tự nhiên, hóa chất…
Theo Nhandan
Ý kiến ()