Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 9-3, Đoàn giám sát của Quốc hội (QH) do đồng chí Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch QH dẫn đầu, đã kiểm tra công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu QH và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 tại TP Hồ Chí Minh.Theo Ủy ban bầu cử TP Hồ Chí Minh, kỳ bầu cử này, thành phố có 10 đơn vị bầu cử đại biểu QH để bầu ra 30 đại biểu và 32 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND thành phố để bầu ra 95 đại biểu. Đối với 63 xã, thị trấn còn tổ chức HĐND sẽ bầu ra 1.982 đại biểu HĐND cấp xã. Đến nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử của thành phố được tiến hành chặt chẽ, đúng tiến độ và đúng luật. Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo bầu cử vàỦy ban bầu cử, đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần một. Tiểu ban bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội thuộc Ủy 'ban bầu cử thành phố cũng đã đề ra kế hoạch chung với...
Theo Ủy ban bầu cử TP Hồ Chí Minh, kỳ bầu cử này, thành phố có 10 đơn vị bầu cử đại biểu QH để bầu ra 30 đại biểu và 32 đơn vị bầu cử đại biểu HĐND thành phố để bầu ra 95 đại biểu. Đối với 63 xã, thị trấn còn tổ chức HĐND sẽ bầu ra 1.982 đại biểu HĐND cấp xã. Đến nay, công tác chuẩn bị cho bầu cử của thành phố được tiến hành chặt chẽ, đúng tiến độ và đúng luật. Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo bầu cử và
Ủy ban bầu cử, đã tiến hành hội nghị hiệp thương lần một. Tiểu ban bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội thuộc Ủy 'ban bầu cử thành phố cũng đã đề ra kế hoạch chung với các yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể để phối hợp thực hiện với các sở, ban, ngành, địa phương của thành phố và với các tỉnh có đông người dân nhập cư sống tại thành phố. Công an thành phố đã có kế hoạch chủ động phòng ngừa, ứng phó với các tình huống có thể xảy ra từ nay đến ngày bầu cử, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cuộc bầu cử.
Tại buổi làm việc, đoàn giám sát của Quốc hội đánh giá công tác triển khai các bước chuẩn bị cho bầu cử của TP Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, tích cực, chủ động, chu đáo và cụ thể. Đoàn đề nghị TP Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, nắm chắc tình hình, phát hiện, xử lý kịp thời những điểm còn khiếm khuyết, chủ động xử lý các tình huống xảy ra, không để bị động, mất cảnh giác. Thành phố cần tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền cho bầu cử, bảo đảm dân chủ, công bằng giữa các ứng cử viên.
Cùng ngày, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Hội đồng bầu cử T.Ư dẫn đầu Đoàn giám sát, kiểm tra bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình chuẩn bị bầu cử của địa phương.
Phát biểu ý kiến tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng đánh giá cao công tác chuẩn bị bầu cử tại Tây Ninh, nhấn mạnh, do đặc điểm là vùng biên giới, nhiều đối tượng phản động có thể lợi dụng đợt bầu cử để xâm nhập nước ta chống phá, tỉnh cần chủ động ngăn chặn, đối phó kịp thời, bảo đảm an ninh chính trị nơi biên giới. Địa bàn tỉnh tập trung nhiều đồng bào tôn giáo khác nhau sinh sống, vì vậy cần phải nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của người dân để có sự chỉ đạo phù hợp. Cần xem bầu cử là đợt sinh hoạt chính trị lớn để tập trung tuyên truyền cả chiều rộng lẫn chiều sâu, làm cho mọi người cùng quan tâm. Trong cơ cấu thành phần, cần quan tâm đến đại biểu nữ, đại biểu trẻ có trình độ, năng lực thật sự, bảo đảm chất lượng.
Theo báo cáo của Ủy ban bầu cử tỉnh Tây Ninh: đến ngày 16-2, có 9/9 huyện, thị xã và 95/95 xã, phường, thị trấn toàn tỉnh đã thành lập Ủy ban bầu cử (UBBC) cấp huyện và UBBC cấp xã đúng theo thời gian luật định. Tại Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, tỉnh Tây Ninh đã thống nhất giới thiệu 10 vị ra ứng cử đại biểu Quốc hội (trong đó có hai nữ, đại biểu địa phương tám vị, Trung ương giới thiệu hai vị) để bầu lấy sáu đại biểu QH. Đối với đại biểu HĐND cấp tỉnh, tỉnh dự kiến giới thiệu ít nhất 83 vị ra ứng cử, trong đó nữ 25 vị, trẻ 13 vị, ngoài Đảng 10 vị để bầu lấy 51 đại biểu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()